Chảy máu cam ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến và hầu như bé nào cũng từng bị ít nhất 1 lần. Nếu máu chảy từ đường họng xuống miệng thì trẻ có thể nuốt 1 lượng máu lớn, như vậy có an toàn không? Nhưng nguyên nhân thật sự gây ra tình trạng này là gì?
Có nên lo lắng khi trẻ chảy máu cam?
Hôm nay cu Tí đang ngồi ăn cơm thì bị chảy máu cam rất nhiều, làm bố mẹ rất hoảng sợ vì cầm máu hoài vẫn không hết, kéo dài hơn 10 phút. Cu cậu thấy bố mẹ hoảng thế cũng khóc lớn theo vì đây là lần đầu tiên cu Tí bị chảy máu cam mà lại chảy nhiều như vậy.
Thật ra thì bố mẹ Tí không nên lo lắng quá vì hầu hết con em chúng ta đều từng ít nhất một lần chảy máu cam, thậm chí nhiều lần suốt những năm đầu đời, một số trẻ chưa đến trường thậm chí có thể bị vài lần một tuần.
Điều này không có gì lạ thường hay nguy hiểm, nhưng có thể rất khủng khiếp nếu trẻ bị tình trạng chảy máu cam trong xuống cổ họng thì trẻ có thể uống một lương máu lớn làm trẻ bị nôn ói.
Hầu hết trẻ em đều từng một lần chảy máu cam, thậm chí nhiều lần suốt những năm đầu đời, một số trẻ chưa đến trường có thể bị vài lần một tuần. Điều này không có gì lạ thường hay nguy hiểm, nhưng trong một vài trường hợp, trẻ có thể chảy máu cam rất khủng khiếp. Nếu máu chảy từ phía sau mũi xuống đường miệng và cổ họng, trẻ có thể uống một lượng máu lớn dẫn tới tình trạng nôn ói.
Nguyên nhân chảy máu cam do cảm lạnh hoặc mũi bị kích thích
Chảy máu cam ở trẻ em liên quan tới việc chảy máu từ lớp mô bên trong mũi và thường xảy ra chỉ ở một bên mũi. Tình trạng này khá phổ biến và hầu hết nguyên nhân xảy ra là do cảm lạnh hay bị kích thích nhẹ.
Mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ dễ vỡ. Khi không khí lưu thông bên trong mũi có thể gây khô và kích thích màng mô bên trong, tình trạng này thường xảy ra vào mùa đông khi virus gây cúm phổ biến và không khí trong nhà trở nên khô hơn.
Có hai loại chảy máu cam thông thường là chảy máu cam trước và chảy máu cam sau:
- Chảy máu cam trước: chảy máu cam ở phần phía trước của mũi và bắt đầu chảy xuống một bên lỗ mũi nếu nạn nhân đứng hay ngồi.
Chảy máu cam ở trẻ em – Mẹ đừng lo lắng quá nếu bé chảy máu cam trước
- Chảy máu cam sau: chảy máu ở phần sâu bên trong mũi và chảy xuống miệng và họng dù lúc đứng hay ngồi.
Việc chảy máu cam sau thường nghiêm trọng và đòi hỏi có sự chăm sóc y tế, loại chảy máu cam này hay gặp ở người già, có huyết áp cao và những trường hợp bị thương mặt hay mũi.
Ở trẻ em hầu như luôn là chảy máu cam trước. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng khí hậu khô nóng hoặc trong mùa đông khi không khí khô cọ xát các màng bên trong mũi gây nứt nẻ và chảy máu. Bên cạnh đó, việc ngoáy hoặc móc mũi, hỉ mũi mạnh (nếu lớp màng bên trong mũi bị viêm do virus, dị ứng hay vi khuẩn) cũng gây chảy máu.
Các nguyên nhân phổ biến
Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em, nhưng hầu hết không nghiêm trọng. Sau đây là một vài nguyên nhân phổ biến:
- Cảm lạnh và dị ứng: yếu tố cảm lạnh hay dị ứng có thể làm sưng tấy và kích thích bên trong mũi dẫn đến hiện tượng chảy máu tự phát.
- Chấn thương: trẻ có thể bị chảy máu cam nếu cứ đưa tay vọc mũi hay nhét thứ gì đó vào, hay chỉ do thở quá mạnh. Chảy máu cam cũng có thể xảy ra khi mũi bé bị bóng hay vật gì đó va trúng hoặc có thể do khi ngã va phải mũi.
- Độ ẩm thấp hay hơi khói độc kích thích: nếu nhà bạn quá nóng hay sống trong vùng khí hậu khô nóng thì lớp thịt phủ bên trong mũi trẻ có thể bị khô gây ra chảy máu. Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói độc (may mắn là trường hợp này hiếm khi xảy ra) thì trẻ cũng có nguy cơ bị chảy máu cam.
- Những vấn đề về phương diện giải phẫu: bất kì cấu trúc bất thường nào bên trong mũi cũng có thể làm mũi khô cứng và chảy máu.
- Sự tăng trưởng bất thường: bất kì mô vùng mũi nào có sự tăng trưởng bất thường cũng có thể dẫn đến chảy máu. Tuy nhiên, hầu hết những mô phát triển bất thường này (thường là các khối u) là lành tính (không phải ung thư) nhưng cũng cần được chữa trị nhanh chóng.
- Gặp vấn đề với việc đông máu: bất kì yếu tố nào ngăn cản máu đông cũng có thể dẫn đến chảy máu cam. Các loại thuốc (dù thông dụng như aspirin) cũng có thế thay đổi cơ chế đông máu dẫn đến chảy máu. Những bệnh về máu (như bệnh dễ chảy máu) có thể là nguyên nhân kích thích.
- Bệnh mạn tính: những trẻ mang bệnh trong thời gian dài hoặc những trẻ cần nhiều oxy hay sử dụng các loại thuốc làm khô lớp thịt bên trong mũi đều có nguy cơ bị chảy máu cam.
Xem thêm:
Chảy máu cam ở trẻ em, bố mẹ nên làm gì?
Chảy máu cam ở trẻ em – Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện