Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tuổi vị thành niên là ăn nhiều loại thức ăn có lợi cho sức khỏe, uống nhiều nước và cắt giảm những loại thực phẩm giàu chất béo sẽ giúp cả bé và mẹ khỏe mạnh.
Nhiều cô gái lo lắng về hình ảnh cơ thể và sợ tăng cân khi mang thai. Nhưng giờ người phụ nữ trẻ cần ăn cho hai người, đây không phải là khoảng thời gian tốt để cắt giảm calo hay là ăn kiêng. Cả người mẹ và em bé đều cần chất dinh dưỡng để đứa trẻ có thể tăng trưởng phù hợp. Ăn nhiều loại thức ăn có lợi cho sức khỏe, uống nhiều nước và cắt giảm những thức ăn vặt giàu chất béo sẽ giúp cả bé và mẹ khỏe mạnh.
Ngoài khẩu phần bình thường, bổ sung thêm 300 calories mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ phù hợp cho sự phát triển của thai nhi. Người mẹ cần tăng từ 9 –13 kg trong thai kỳ, và hầu hết là tăng cân trong 6 tháng cuối – mặc dù nhiều người tăng cân tùy vào cân nặng trước khi mang thai.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong thai kỳ là chế độ ăn uống cân bằng, bình thường, đa dạng và có chút xíu điều chỉnh.
Các loại thực phẩm cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của trẻ mang thai ở tuổi vị thành niên
Khi trẻ mang thai ở độ tuổi vị thành niên, trẻ cần ăn các loại thực phẩm từ các nhóm khác nhau mỗi ngày, các mẹ tham khảo để lên khẩu phần ăn uống hợp lý cho trẻ nhé!
Loại thực phẩm | Vai trò | Lượng cần ăn |
Bánh mì, cơm, mì ống, khoai tây và các thực phẩm giàu tinh bột khác | Cung cấp năng lượng, chất xơ và protein. | Nên là phần ăn chính trong mỗi bữa ăn. |
Rau củ và trái cây | Nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. | Cố gắng ăn ít nhất 5 phần rau củ và trái cây khác nhau mỗi ngày. |
Thịt, cá, trứng và đậu | Cung cấp protein, đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của em bé vì giúp trẻ hình thành các xương, cơ và các cơ quan và cũng là một nguồn sắt tốt. | Ăn 1 hoặc 2 lần mỗi ngày. |
Sữa và các sản phẩm từ sữa (gồm phô mai và sữa chua) | Cung cấp canxi và vitamin D, giúp xương và răng chắc khỏe. | Ăn 1 hoặc 2 lần mỗi ngày. |
Các vitamin và khoáng chất quan trọng trong thai kỳ
Chất dinh dưỡng |
Cách cung cấp | Vai trò |
Axit folic | Các viên vitamin, rau xanh, gạo lứt, ngũ cốc tăng cường vitamin và khoáng chất (rất khó bổ sung đủ axit folic dạng tự nhiên chỉ bằng việc ăn uống). | Cung cấp 400 microgram axit folic hàng ngày từ trước khi mang thai cho đến tuần 12 của thai kỳ giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, như là tật nứt đốt sống. Với trẻ vị thành niên mang thai, việc dùng viên axit folic rất quan trọng, vì trẻ thường thiếu và cũng thường ít cung cấp chất này, có thể dẫn đến việc sinh con nhẹ cân. |
Vitamin D | Viên vitamin, ánh nắng mặt trời, dầu cá, dầu tăng cường viatmin D và ngũ cốc ăn sáng (khó nhận đủ vitamin D nếu chỉ tắm nắng hoặc nhờ vào chế độ ăn uống). | Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng đến người mẹ và xương em bé. |
Vitamin C | Các viên vitamin, nhiều loại trái cây và rau củ. | Bảo vệ và giữ các tế bào trên cơ thể khỏe mạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt. |
Sắt | Thịt đỏ, các loại đậu, các loại hạt, trái cây sấy khô, hạt nguyên cám, ngũ cốc tăng cường chất và hầu hết những loại rau có màu xanh đậm. | Đóng vai trò quan trọng, giúp tạo tế bào hồng cầu, mang oxy đến khắp cơ thể. Thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở thanh thiếu niên mang thai và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi, cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc xuất huyết sau sinh. |
Canxi | Sữa, sữa chua, phô mai, đậu hũ, đậu và rau xanh | Giúp xương chắc khỏe, ở cả mẹ và thai nhi. |
Nếu cung cấp đủ các chất dinh dưỡng nêu trên, bà mẹ trẻ sẽ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.