Trẻ có thể sâu răng do thiếu Flour hoặc bị nhiễm Flour do dùng kem đánh răng cho bé có chứa quá nhiều Flour hay do nguồn nước, thức ăn. Bố mẹ hãy cho trẻ khám nha khoa định kỳ để có một hàm răng chắc khỏe nhé!
Xem thêm công dụng của Flour đối với răng tại Kem đánh răng chứa Flour liệu có cần thiết cho trẻ 3 -5 tuổi
Công dụng của flour trong kem đánh răng cho bé
Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
Bé được bú sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ bị nhiễm Flour cho con hơn là bú sữa công thức. Lý do là hàm lượng Flour trong sữa mẹ ít hơn so với sữa công thức. Với các mẹ nuôi con bằng sữa công thức, có thể chọn loại nước không chứa Flour (Flour free) để pha sữa cho con như nước tinh lọc (purified), nước khử khoáng (demineralized), nước cất hoặc nước đề ion hóa (deionized). Nếu có điều kiện hãy kết hợp với những loại sữa công thức không chứa Flour.
Trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi
Nếu cha mẹ cho trẻ dùng kem đáng răng cho bé có chứa Flour thì chỉ nên dùng lượng thuốc rất ít, tương đương với 1 hạt gạo. Nếu trẻ dùng kem đánh răng không chứa Flour thì lượng kem đánh răng có bằng hạt đậu cũng không có vấn đề gì.
Trẻ em từ 3-6 tuổi
Ba mẹ chỉ cần dùng một lượng kem đánh răng cho bé có chứa Flour bằng hạt đậu là vừa đủ. Bố mẹ nhớ hướng dẫn con cách nhổ ra sau khi đánh răng và giữ tuýp kem đánh răng xa tầm với để trẻ không thể ăn kem đánh răng dù mùi vị có hấp dẫn đến đâu.
Gợi ý về lượng kem đánh răng cho bé mà ba mẹ nên sử dụng của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ
Nếu thiếu Flour trẻ có thể dùng kem đánh răng cho bé hay nước súc miệng có chứa Flour
Nếu trẻ đang có triệu chứng thiếu Flour, bố mẹ có thể cho con dùng kem đánh răng cho trẻ có chứa Flour hay uống và súc miệng với nước có chứa Flour. Tuy vậy, việc xử lý răng cho bé dưới 8 tuổi là vô cùng quan trọng nên bố mẹ nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào nhé.
Răng nhiễm Flour nên xử lý ra sao?
Người lớn có thể xử lý dễ dàng các vết ố trên răng do nhiễm Flour bằng nhiều cách khác nhau tại các phòng khám nha khoa như:
- Làm trắng răng và một số thao tác xử lý vết ố bề mặt, tuy vậy việc làm trắng răng có thể tạm thời làm cho chứng nhiễm Flour trầm trọng hơn.
- Bọc men răng (phủ một lớp nhựa trong cứng bên ngoài men răng) hay chụp răng giả bên ngoài răng (cần mài răng cho nhọn trước khi bao bọc và răng sứ sẽ được dán vào răng bằng một loại măng xê nha khoa chuyên dụng).
- Dùng các miếng phủ phía trước của răng sao cho đảm bảo về mặt thẩm mỹ.
- Kem MI, một sản phẩm chứa Phốt phát canxi (Phosphate calcium) kết hợp với phương pháp mài 1 ít phần bên ngoài của răng (microabrasion) để giảm thiểu việc răng đổi màu.
Một lần nữa, các phương pháp này chỉ dùng cho người lớn nên để giữ cho con một hàm răng đẹp và chắc khỏe, bố mẹ chỉ cần quan sát liên tục và đưa con đi khám răng định kỳ từ khi con được 2 hay 3 tuổi tùy vào từng trẻ.
Các bác sĩ nha khoa có thể giúp bố mẹ nhận biết việc thừa thiếu Flour từ khi có những triệu chứng đầu tiên bắt đầu để điều chỉnh thức ăn, dùng hay hạn chế sử dụng kem đánh răng cho bé hoặc đổi nguồn nước uống cho trẻ.
Hầu hết các trường hợp nhiễm Flour ở trẻ thường nhẹ hoặc bị mặt trong của răng nên không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhiều và không cần điều trị gì.