Chứng háu ăn (Bulimia nervosa) ở trẻ em và trẻ vị thành niên là một bệnh lý do ăn quá nhiều và cảm thấy bị mất kiểm soát. Với rối loạn ăn uống này, trẻ phải sử dụng nhiều cách khác nhau – chẳng hạn như nôn thức ăn ra hoặc dùng thuốc nhuận tràng – để không bị tăng cân.
Ở trẻ em và trẻ vị thành niên, các bé có thể mắc nhiều rối loạn ăn uống cùng lúc. Ví dụ như trẻ sẽ có những đợt háu ăn xen kẽ những đợt chán ăn.
Triệu chứng của chứng háu ăn
Những trẻ bị chứng háu ăn rất sợ tăng cân và luôn cảm thấy cực kỳ không hài lòng về vóc dáng của mình. Trẻ sẽ liên tục ăn quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn.
Thông thường trẻ sẽ cảm thấy như mình bị mất kiểm soát. Sau khi ăn quá nhiều như vậy, trẻ lại thấy xấu hổ và chán ghét bản thân, và sẽ cố ngăn cho mình không tăng cân bằng cách nôn thức ăn ra, dùng thuốc nhuận tràng, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc dùng để thụt tháo. Sau khi tống hết thức ăn ra ngoài trẻ sẽ thấy dễ chịu hơn.
Triệu chứng của chứng háu ăn có thể bao gồm:
- Lạm dụng thuốc phiện và thức uống có cồn
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng và các dạng điều trị khác để tránh tăng cân
- Lo lắng
- Thèm ăn một lượng lớn thức ăn
- Thường giấu người khác để ăn và có những thói quen ăn uống lạ thường
- Tập thể dục quá mức
- Tâm trạng hay thay đổi
- Hay làm quá vấn đề hoặc vóc dáng của bản thân
- Thường xuyên dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh sau khi ăn xong
- Buồn bã
- Có những vết sẹo ở các khớp ngón tay do trẻ hay cố dùng tay để móc họng
- Có những hứng thú bất thường về đồ ăn
- Nôn sau khi ăn.
Nguyên nhân của chứng háu ăn
Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác của chứng háu ăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố di truyền, tâm lý, chấn thương, gia đình, xã hội, hoặc các yếu tố văn hóa có thể đóng một vai trò nhất định nào đó.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng háu ăn của trẻ
Chứng háu ăn thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên, trẻ gái mắc rối loạn này nhiều hơn trẻ trai.
Chẩn đoán chứng háu ăn
Trẻ có thể được cho làm kiểm tra răng miệng để tìm sâu răng hoặc nhiễm trùng nướu răng (viêm nướu). Các men răng có thể bị mòn đi hoặc có lỗ sâu vì bị tiếp xúc quá nhiều với các axit trong khi trẻ nôn thức ăn ra.
Việc kiểm tra sức khỏe cũng sẽ cho thấy các dấu hiệu như:
- Mạch máu mắt bị vỡ (vì căng thẳng do nôn)
- Khô miệng
- Nhìn má phúng phính như đang ngậm thức ăn
- Phát ban và nổi mụn
- Vết cắt nhỏ và vết chai sần trên các khớp ngón tay do trẻ tự ép buộc bản thân nôn
- Xét nghiệm máu có thể cho thấy sự mất cân bằng điện giải (như hạ kali máu) hoặc mất nước.
Điều trị chứng háu ăn
Mục tiêu điều trị chứng háu ăn là phá vỡ chu kỳ ăn nhiều và tống thức ăn ra ngoài. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thay đổi hành vi
- Trị liệu theo nhóm, cá nhân, gia đình
- Tư vấn dinh dưỡng.
Những trẻ bị mắc chứng háu ăn hiếm khi phải đi đến bệnh viện, trừ khi trẻ:
- Bị mắc chứng biếng ăn kèm theo
- Bị trầm cảm nặng
- Cần phải dùng thuốc để ngưng tống thức ăn ra ngoài.
Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phản ứng của người bệnh với điều trị:
- Điều trị hỗ trợ nhóm có thể sẽ rất tốt cho những trẻ có chứng háu ăn nhẹ và không có các vấn đề sức khỏe khác.
- Liệu pháp nhận thức – hành vi và liệu pháp dinh dưỡng là lựa chọn điều trị đầu tiên cho những trẻ mắc chứng háu ăn mà không đáp ứng với điều trị hỗ trợ nhóm.
- Thuốc chống trầm cảm (SSRI) thường được sử dụng để điều trị chứng háu ăn. Nếu việc sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi đơn thuần không hiệu quả thì việc kết hợp liệu pháp nhận thức – hành vi và thuốc chống trầm cảm sẽ cho kết quả hữu ích hơn.Tuy nhiên có rất ít thuốc có thể dùng để điều trị được cho trẻ em dưới 18 tuổi, vì thế việc sử dụng thuốc và quá trình dùng thuốc cần được bác sĩ cho phép và theo dõi sát.
Phòng ngừa chứng háu ăn
Cha mẹ có thể phòng ngừa chứng háu ăn bằng việc giúp con xây dựng cái nhìn tích cực về ngoại hình
Giúp con xây dựng ngoại hình tích cực sẽ thôi thúc trẻ ngừng chứng háu ăn
Mặc dù không có phương pháp nào chắc chắn để ngăn ngừa chứng háu ăn, nhưng có một số cách có thể giúp trẻ em và trẻ vị thành niên ăn uống lành mạnh hay thực hiện điều trị một cách nghiêm túc trước khi tình trạng xấu đi:
- Cho trẻ xem các hình ảnh một cơ thể khỏe mạnh và khuyến khích trẻ rằng không có vấn đề gì về kích thước hoặc hình dáng của các trẻ cả.
- Gặp bác sĩ chuyên khoa nhi có thể xác định sớm những đặc điểm của rối loạn ăn uống và giúp ngăn ngừa sự phát triển của rối loạn.
- Nếu nhận thấy trẻ dường như có vấn đề về ăn uống, cha mẹ hãy xem xét nói chuyện một cách tình cảm với trẻ về những vấn đề này và hỏi làm thế nào bạn có thể giúp đỡ trẻ.