Mẹ không hoàn hảo

Có nên ăn uống khi có hiện tượng chuyển dạ?

Khi hiện tượng chuyển dạ “ghé thăm”, việc mẹ có nên ăn uống khi có hiện tượng chuyển dạ hay không vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Mẹ ăn quá no thì khó sinh? Còn nhịn đói quá lâu thì không có sức rặn đẻ? Điều đó có đúng không???

>> Thời buổi công nghệ thông tin hiện đại, mẹ bầu phải cập nhật ngay dịch vụ tra cứu và book phòng khám thai online này!

Ăn uống khi có hiện tượng chuyển dạ: Nên hay không?

Tùy thuộc vào người mà mẹ trao đổi ý kiến, mẹ sẽ được khuyên nên hay không nên ăn uống khi có hiện tượng chuyển dạ. Một số bác sĩ và bà đỡ nói không với việc sử dụng tất cả các loại đồ ăn thức uống trong thời gian chuyển dạ, dựa trên lý thuyết rằng thức ăn ở đường tiêu hóa có thể gây sặc, hoặc “hít phải”, khi cần gây mê.

Trên thực tế, nguy cơ sặc cho mẹ nếu mẹ ăn uống trong thời gian chuyển dạ là cực kỳ thấp vì việc gây mê toàn thân rất hiếm khi xảy ra, chỉ chiếm 7 trên 10 triệu ca sinh nở.

Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh những phụ nữ ăn uống khi có hiện tượng chuyển dạ có thời gian chuyển dạ ngắn hơn trung bình 90 phút, ít cần dùng oxytocin để đẩy nhanh sự chuyển dạ hơn, cần ít thuốc giảm đau hơn, và sinh được các em bé có chỉ số Apgar cao hơn những phụ nữ nhịn ăn hoàn toàn. Thường những bác sĩ này cho rằng mẹ chỉ được ăn vài viên kẹo cứng nhỏ, và mẹ có thể bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách truyền dịch khi cần thôi.

Tuy vậy, nhiều bác sĩ và bà đỡ khác (và Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG)) cho phép dùng một lượng thức uống nhỏ không có chất rắn trong đó như nước, nước ép trái cây không có bã, nước uống có ga, trà, cà phê hay nước uống thể thao trong trường hợp mẹ không có dấu hiệu sinh khó.

Có thể bác sĩ hoặc bà đỡ sẽ cho phép mẹ uống một ít nước lọc lúc này

Bác sĩ William Bath của Bệnh viện Massachusetts thì cho rằng mẹ cũng có thể uống và ăn nhẹ nếu mẹ không có vấn đề gì khi mang thai và nằm trong nhóm chuyển dạ ít nguy hiểm. Lý do vì phụ nữ đang chuyển dạ cần cả nước và calories để giữ sức khỏe và giúp quá trình chuyển dạ diễn ra thành công.

Việc chuyển dạ có thể khiến mẹ buồn nôn dù ăn hay không

Với sự tư vấn của bác sĩ và bà đỡ, khi quyết định loại gì ăn được và ăn khi nào, mẹ cũng nên lưu ý rằng sự chuyển dạ có thể khiến mẹ bị buồn nôn kể cả mẹ có hay không ăn gì trong thời gian chuyển dạ. Vì vậy, mẹ không nên ăn nhiều và ăn đồ ăn khó tiêu trong lúc này.

Do không chắc mình nằm trong nhóm thai phụ nào, mẹ nhớ hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để biết trong trường hợp của mình, mẹ có được và không được ăn gì kể từ khi có hiện tượng chuyển dạ mẹ nhé.

Thậm chí dù bác sĩ cho phép mẹ ăn uống đi chăng nữa thì khả năng cao là mẹ không thể ăn nhiều trong lúc co thắt dữ dội đâu. Một số dấu hiệu chuyển dạ cũng làm mẹ khó tập trung và ăn không ngon miệng nữa.

>> Các dấu hiệu ở kỳ chuyển dạ đầu?

>> Các dấu hiệu ở kỳ chuyển dạ tích cực?

>> Các dấu hiệu ở kỳ chuyển dạ chuyển tiếp?

Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ?

Mẹ có thể ăn nhẹ trong giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ để không bị đói nếu thời gian chuyển dạ quá lâu. Mẹ có thể bổ sung một số thức ăn như nước trái cây, kem, nước sinh tố xay nhuyễn, trái cây nấu chín, đồ ăn có chứa carb như mì ống, bánh mì quết mứt, hay đồ ăn chứa protein dễ tiêu như nước hầm thịt.

Những thức ăn này giúp tạo ra năng lượng nhanh, giúp mẹ có đầy đủ năng lượng cần thiết để rặn đẻ em bé. Vào giai đoạn sau của sự chuyển dạ, mẹ không thể hoặc cũng không muốn ăn chút gì đâu.

>> Mẹ nên làm gì khi có hiện tượng chuyển dạ đầu?

>> Mẹ nên làm gì khi có hiện tượng chuyển dạ tích cực?

>> Mẹ nên làm gì khi có hiện tượng chuyển dạ chuyển tiếp?

Người hộ sinh cần ăn đầy đủ để tránh mệt vì quá đói. Trong thời gian có hiện tượng chuyển dạ, dù mẹ ăn hay không ăn nhưng người hỗ trợ sinh (người đưa mẹ đi đẻ) hoàn toàn có thể và nên ăn đầy đủ để có sức cùng mẹ vượt cạn thành công.

Mẹ nhớ nhắc họ ăn trước khi đưa mẹ đến bệnh viện hoặc nhà hộ sinh, và mang nhiều đồ ăn nhẹ theo để dùng khi đói và chờ em bé ra đời mẹ nhé.