Mang thai tháng thứ 7-8-9

Cơn gò Braxton Hicks khác chuyển dạ thật thế nào?

Cơn gò Braxton Hicks còn được gọi là chuyển dạ giả, khác với chuyển dạ thật. Vậy làm thế nào để phân biệt đâu là chuyển dạ thật và đâu là chuyển dạ giả?

Cơn gò Braxton Hicks là gì?

Đó là do tử cung đang tập luyện kéo dài từ 15-30 giây (đôi khi lâu hơn). Khi mẹ gần đến ngày sinh nở, cơ thể của mẹ sẽ khởi động để chuẩn bị cho ngày trọng đại này bằng cách làm các cơ bắp của mình co thắt (theo đúng nghĩa đen).

Những bài tập cơ bắp của tử cung mà mẹ đang cảm nhận được gọi là các cơn gò Braxton Hicks – là các cơn co thắt giúp luyện tập để chuẩn bị cho việc sinh nở thường bắt đầu lúc nào đó sau khi mẹ đã mang thai được 20 tuần (dù chúng trở nên rõ ràng hơn vào những tháng cuối thai kỳ).

Những đợt co thắt tập dợt này (thường xảy ra sớm hơn và mạnh mẽ hơn ở những phụ nữ từng mang thai trước đây) có cảm giác như là tử cung mẹ bị ép chặt, bắt đầu ở đáy tử cung, rồi lan xuống phía dưới, kéo dài từ 15 tới 30 giây dù đôi khi có thể kéo dài đến 2 phút hoặc lâu hơn. Cơn gò Braxton Hicks xảy ra không đều đặn và thường không gây đau, tuy vậy chúng có thể gây khó chịu và thỉnh thoảng mạnh và đau.

con-go-braxton-hicks-khac-chuyen-da-that-the-nao-hinh-anh1

Đừng để những cơn gò sinh lý đánh lừa, bầu nhé

Nếu kiểm tra bụng mình khi đang có cơn gò Braxton Hicks, mẹ thậm chí có thể thấy được những gì mẹ cảm thấy. Cái bụng của mẹ bình thường tròn tròn lúc này có thể trông nhọn nhọn hoặc bị co lại một cách lạ kỳ. Trông kỳ cục thật đấy nhưng cũng là bình thường thôi.

Các cơn gò Braxton Hicks chỉ là chuyển dạ “giả”, nhưng có thể khó phân biệt chúng với sự chuyển dạ thật, đặc biệt là khi chúng trở nên dữ dội hơn, thường như thể mẹ sắp sinh tới nơi rồi vậy. Và dù chúng không đủ khả năng để đẩy em bé ra ngoài (ngay cả khi chúng trở nên rất khó chịu), chúng có thể giúp mẹ chuẩn bị tốt hơn cho sự chuyển dạ bằng cách làm cổ tử cung bắt đầu xóa (mỏng đi) và giãn sớm vào đúng thời điểm.

Để giảm bớt sự khó chịu mẹ phải….

  • Hãy thử thay đổi tư thế của mình bằng cách nằm xuống và thư giãn nếu mẹ đang đứng, hoặc đứng dậy và đi bộ loanh quanh nếu mẹ đang ngồi.
  • Mẹ có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để thư giãn cơ thể hay thử các bài tập giúp thư giãn hoặc thở sâu và chậm. Cũng cần đảm bảo rằng mẹ đang uống đủ nước; việc mất nước (thậm chí chỉ nhẹ thôi) đôi khi cũng có thể gây ra các cơn co thắt, bao gồm những cơn gò Braxton Hicks này.
  • Mẹ có thể cũng lợi dụng các cơn gò này để thực hành các bài tập thở và những kĩ thuật dành cho lúc sinh khác mà mẹ đã được học, điều này giúp mẹ ứng phó với các cơn co thắt thật dễ dàng hơn khi chúng xảy ra.
  • Nếu các cơn co thắt không giảm đi khi mẹ thay đổi hoạt động, và nếu chúng dần mạnh hơn và đều đặn hơn, có thể mẹ đang chuyển dạ thiệt rồi đấy; vậy nên để chắc chắn, hãy gọi người thân hay bác sĩ ngay.

Cơn gò Braxton Hicks khác chuyển dạ thật thế nào?

Vì chuyển dạ thực sự là khác nhau ở mỗi người mẹ, và thậm chí có thể khác nhau giữa các lần mang thai. Chuyển dạ thật gây đau và lực ép lên vùng chậu và sự khó chịu hoặc đau âm ỉ ở phần lưng hoặc bụng dưới. Ở một số bà mẹ cũng có thể cảm thấy đau ở hai bên và bắp đùi.

Những cơn đau đến rồi đi đều đặn và tần suất, cường độ tăng dần theo thời gian. Một số mẹ miêu tả các cơn co thắt giống như những cơn đau bụng hành kinh cường độ mạnh, một số khác thì thấy đau quặn từng cơn giống khi đau bụng tiêu chảy.

Nếu có các dấu hiệu của sự chuyển dạ thật, dù không chắc thì mẹ cũng cần gọi bác sĩ ngay lập tức. Dưới đây là một số triệu chứng của chuyển dạ thật:

  • Cơn co thắt xuất hiện mỗi 10 phút hoặc có nhiều hơn 5 cơn co thắt một giờ
  • Phần lưng hoặc bụng dưới đau hoặc thắt lại đều đặn
  • Áp lực tăng ở vùng chậu hoặc âm đạo
  • Xuất huyết âm đạo
  • Tiết dịch âm đạo
  • Các triệu chứng giống cúm như buồn nôn, ói mửa hay tiêu chảy
    con-go-braxton-hicks-khac-chuyen-da-that-the-nao-hinh-anh2

Cơn gò Braxton Hicks có thể khiến mẹ bị đau lưng hoặc bụng dưới

Tự hỏi và trả lời những câu hỏi sau để biết được mẹ đang gặp các cơn gò Braxton Hicks hay chuyển dạ thật:

Các cơn co thắt xảy ra thường xuyên không?

Chuyển dạ giả: Các cơn co thắt thường không thường xuyên và không gần nhau.

Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt đến đều đặn và kéo dài khoảng 30 – 70 giây. Theo thời gian, chúng càng gần và mạnh hơn.

Chúng có thay đổi khi mẹ di chuyển?

Chuyển dạ giả – Cơn gò Braxton Hicks: Các cơn co thắt có thể dừng khi mẹ đi bộ hoặc nghỉ ngơi, hoặc có thể dừng nếu mẹ thay đổi tư thế.

Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt tiếp dục dù mẹ có di chuyển hay thay đổi tư thế hay không.  Chúng cũng sẽ tiếp tục cho dù mẹ cố gắng nghỉ ngơi.

Mức độ nặng hay nhẹ của các cơn co thắt?

Chuyển dạ giả: Các cơn co thắt thường yếu và không trở nên mạnh quá. Hoặc chúng có thể mạnh lúc đầu rồi yếu dần sau đó.

Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt mạnh dần lên một cách đều đặn.

Mẹ cảm thấy đau ở đâu?

Chuyển dạ giả: Mẹ thường chỉ cảm thấy đau ở phần bụng trước và vùng chậu.

Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt thường dữ dội hơn và có thể bắt đầu ở vùng lưng dưới rồi di chuyển lên phần bụng trước. Hoặc chúng có thể bắt đầu tại phần bụng rồi di chuyển sang lưng.




  1. Braxton Hicks contractions. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/0_braxton-hicks-contractions_156.bc>. [Ngày 03 tháng 10 năm 2015]
  2. Braxton Hicks or True Labor Contractions? Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/baby/guide/true-false-labor?page=2>. [Ngày 03 tháng 10 năm 2015]
  3. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 311-312.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com