Nuôi con

Đầu tí bị thụt vào trong phải làm sao?

Nhiều mẹ bầu rất lo lắng đầu tí bị thụt (hay núm vú bị tụt vào trong) thì việc cho con bú có gặp phải khó khăn nào hay không. Tất nhiên là khó khăn hơn bình thường một chút nhưng cũng có cách để giải quyết thôi.

>> Các mẹ ở Hà Nội có thể tìm đến các phòng khám sản phụ khoa này để chữa đầu ti bị thụt nhé!

Cách kiểm tra đầu ti có bị thụt hay không

Có khoảng 10% phụ nữ trưởng thành có đầu ti bị thụt vào trong, tuy nhiên điều này không phải là hiện tượng quá bất thường. Để kiểm tra đầu ti có bị thụt hay không, mẹ cần kiểm tra bằng cách dùng hai ngón tay trỏ và giữa để ấn vào quầng vú (khu vực có màu sẫm xung quanh núm vú) từ trong khi mang thai.

  • Nếu mẹ không có biểu hiện đầu tí bị thụt, đầu ti (núm vú) sẽ nhô lên và trở nên cương cứng giữa hai ngón tay mẹ đấy.
  • Nếu núm vú của mẹ bị thụt vào trong và có thể không nhìn thấy nữa khi làm động tác này, có lẽ mẹ đã bị thụt đầu tí. Khi em bé lớn dần hơn trong bụng, đầu tí sẽ từ từ nhô ra một chút.

Với một số mẹ, chỉ đến khi sinh con mới nhận ra việc đầu tí của mình bị thụt vào trong.

Cách khắc phục tình trạng đầu ti thụt vào trong

Nếu biết cách chuẩn bị tốt, các mẹ vẫn có thể khắc phục tình trạng này và cho con bú dễ dàng hơn bằng một số phương pháp như:

  • Dùng máy hút sữa để giúp cho đầu tí (núm vú) nhô ra và kéo ngực ngược về phía sau để giúp bé dễ tìm thấy đầu tí hơn trong khi bú.
  • Ngoài ra nếu đầu tí mẹ bị thụt vào trong vì ngực bị phù nề do tích nước còn có thể áp dụng phương pháp “làm mềm bằng áp lực ngược” (reverse pressure softening).

Mẹ thực hiện bằng cách dùng các đầu ngón tay đã được cắt móng thật ngắn nhấn nhẹ và chắc tay quanh quầng vú ngay dưới đầu tí và đếm đến 50. Việc này giúp đẩy vùng sưng hướng lên trên hoặc ra phía sau vú để đầu tí nhô ra.

Nếu ngực mẹ bị sưng nhiều, hãy nằm ngửa và đếm thật chậm khi thực hiện phương pháp này. Việc này giúp quầng ngực lâu sưng trở lại và giúp bé bú được nhiều hơn. Mỗi lần làm chỉ kéo dài từ 10-20 phút hoặc có thể lâu hơn nếu thật cần thiết.

  • Có nhiều cách đặt tay khác nhau để mẹ tham khảo như trong hình giúp hạn chế việc đầu tí bị thụt vào trong.

dau-ti-bi-thut-nen-lam-gi-hinh-anh1Cách 1: Mẹ dùng 1 tay chụm các ngón tay lại, đầu ngón đặt quanh đầu tí và vê ngực

dau-ti-bi-thut-nen-lam-gi-hinh-anh2Cách 2: Mẹ dùng 2 tay chụm vào đầu tí, 3 đầu ngón tay đều chạm vào đầu tí và vê nhẹ đầu tí.

dau-ti-bi-thut-nen-lam-gi-hinh-anh3Cách 3: Mẹ có thể nhờ người khác giúp đỡ bằng cách ấn ngón cái và ngón trỏ lên trên những ngón tay mẹ.

dau-ti-bi-thut-nen-lam-gi-hinh-anh4Cách 4 làm 2 bước: 2 tay khép 2 – 3 ngón lại đặt hai bên đầu ngực, khớp đầu tíên của ngón tay chạm vào đầu tí. Vừa nhấn vừa xoay ¼ vòng và làm tương tự với vị trí trên và dưới đầu tí.

dau-ti-bi-thut-nen-lam-gi-hinh-anh5Cách 5 làm 2 bước: 2 tay đặt 2 ngón cái sát hai bên đầu tí, đốt ngón chạm vào đầu tí. Vừa nhấn vừa xoay ¼ vòng và làm tương tự với vị trí trên và dưới đầu tí (đầu ngực).

dau-ti-bi-thut-nen-lam-gi-hinh-anh6Cách 6: Cắt lấy nửa dưới của núm vú giả, rồi đặt lên quầng vú, kết hợp nhấn bằng tay

Vậy là chuyện đầu tí bị thụt không còn là nỗi lo của các mẹ nữa đâu. Các mẹ hãy thư giãn, vui vẻ và ăn uống đầy đủ để cho bé bú nhé!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.Trang 81-87
  2. Breastfeeding with flat or inverted nipples. Tham khảo tại: <http://www.babycenter.com/0_breastfeeding-with-flat-or-inverted-nipples_8689.bc >. [Ngày 17 tháng 11 năm 2014]
  3. Reverse Pressure Softening. Tham khảo tại: <http://www.breastfeedingonline.com/rps.shtml#sthash.AWyZ10QK.dpbs>. [Ngày 17 tháng 11 năm 2014]
  4. How To Do Preserve Pressure Softening. Tham khảo tại: <http://www.breastfeedinginc.ca/content.php?pagename=doc-EngRPS> [27/8/2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com