Dạy trẻ tự tin bằng cách nào? Để dạy trẻ tự tin trước đám đông và giúp trẻ phát triển sự tự tin của mình, cha mẹ hãy hỗ trợ để con phát triển một số kỹ năng như: đặt mục tiêu và chinh phục mục tiêu đó, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, nhớ khuyến khích trẻ nữa nhé cha mẹ!
>> Hiểu rõ tầm quan trọng của sự tin tin trước khi dạy trẻ
>> Biểu hiện thiểu tự tin ở trẻ cha mẹ cần nhận biết sớm
Khi dạy trẻ tự tin, cha mẹ cần để ý một số đặc điểm sau để giúp trẻ phát triển sự tự tin của mình. Để có sự tự tin cao, trẻ cần phải phát triển hoặc đạt được một số hoặc tất cả các đặc điểm sau:
Tạo cảm giác thân thuộc
Trẻ phải cảm thấy an toàn về bản thân và tương lai của mình. Trẻ cần cảm nhận được sự chấp thuận và yêu thương của người khác, bắt đầu từ gia đình rồi mở rộng đến các nhóm khác trong xã hội như bạn bè, bạn chung trường, những người trong đội thể thao và thậm chí những người hàng xóm hoặc cộng đồng nơi trẻ sống.
Nếu không có sự chấp thuận hoặc đồng tình của mọi người trong nhóm, trẻ có thể cảm thấy bị từ chối, cô đơn, lạc lõng và không có một “ngôi nhà”, một “gia đình” hoặc một “nhóm bạn”.
Dạy trẻ tự tin: Khuyến khích trẻ đặt và hoàn thành mục tiêu
Trẻ nên có những mục tiêu để thực hiện và hướng tới mục đích của mình, tìm ra con đường và hướng nghị lực của trẻ vào thành tích, khả năng tự thể hiện bản thân.
Nếu thiếu nhận thức về mục đích, trẻ có thể cảm thấy chán nản thậm chí bực bội vì bị đẩy vào một số định hướng của cha mẹ hoặc người khác.
Dạy trẻ tự tin: Giúp trẻ nhận thức năng lực và hãnh diện bản thân
Trẻ nên cảm thấy tin tưởng vào khả năng bản thân để đối phó với các thử thách trong cuộc sống. Sự nhận thức năng lực của bản thân được phát triển từ những kinh nghiệm thành công trong cuộc sống, từ những vấn đề mà trẻ đã giải quyết một cách độc lập, sáng tạo và nhận được những thành quả cho sự nỗ lực của mình.
Để dạy trẻ tự tin, cha mẹ nên thiết lập những kỳ vọng thích hợp, không quá thấp và cũng không quá cao để trẻ có thể thực hiện thành công, vì những kỳ vọng này rất quan trọng để giúp trẻ phát triển năng lực và sự tự tin của mình.
Những yếu tố khiến trẻ không kiểm soát được các tình huống trong cuộc sống của mình như: Cha mẹ bảo vệ trẻ quá mức cần thiết; trẻ quá phụ thuộc vào cha mẹ; những kỳ vọng của cha mẹ quá cao so với khả năng của trẻ…
Dạy trẻ tự tin: Tạo cho trẻ cảm giác tin tưởng
Trẻ cần có cảm giác tin tưởng vào cha mẹ và bản thân mình. Để hướng tới mục tiêu này, cha mẹ nên giữ lời hứa, hỗ trợ và tạo những cơ hội để có được sự tin cậy ở trẻ. Điều này có nghĩa là cha mẹ phải tin tưởng trẻ và đối xử với trẻ như một người trung thực.
Dạy trẻ tự tin: Giúp trẻ nhận thức về trách nhiệm
Cha mẹ hãy tạo cho trẻ một cơ hội để thể hiện những gì trẻ có thể làm được và cho phép trẻ thực hiện nhiệm vụ mà không bị kiểm soát toàn thời gian.
Điều này thể hiện sự tin tưởng từ phía cha mẹ, một loại hình kiểm soát “thả lỏng” với cảm giác tin tưởng, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái để làm tốt nhiệm vụ.
Dạy trẻ tự tin: Giúp trẻ nhận thức về sự đóng góp của bản thân
Trẻ sẽ ý thức được tầm quan trọng và cam kết thực hiện tốt nếu cha mẹ tạo cơ hội cho trẻ tham gia và đóng góp một cách đúng nghĩa vào hoạt động nào đó.
Cha mẹ hãy để trẻ biết rằng trẻ thật sự có giá trị, vì nhận thức về sự đóng góp của bản thân vào một sự vật sự việc nào đó sẽ giúp trẻ nâng cao sự tự tin.
Nhận thức về việc lựa chọn và quyết định thực sự
Trẻ sẽ cảm thấy bản thân có quyền và kiểm soát được các tình huống khi trẻ có thể làm hoặc ảnh hưởng đến những quyết định mà trẻ xem là quan trọng – Đây là cách dạy trẻ tự tin hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, những lựa chọn và quyết định này cần phải phù hợp với độ tuổi, khả năng và giá trị gia đình trẻ.
Dạy trẻ tự tin: Khuyến khích ý thức tự kỷ luật và kiểm soát bản thân
Khi trẻ đang cố gắng để đạt hoặc giành được nhiều sự độc lập, trẻ cần và muốn cảm thấy rằng trẻ có thể làm việc một mình.
Một khi cha mẹ cung cấp cho trẻ những kỳ vọng, nguyên tắc và cơ hội để trẻ tự kiểm tra bản thân, trẻ có thể phản ánh, suy luận, giải quyết vấn đề và xem xét các hậu quả của những hành động mà trẻ chọn. Loại hình tự nhận thức này rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Dạy trẻ tự tin: Trẻ cần được khuyến khích, hỗ trợ và khen thưởng
Dạy trẻ tự tin không chỉ bắt đầu bởi việc dạy về những đức tính, những phẩm chất tốt, mà còn là việc khuyến khích trẻ.
Khuyến khích và khen thưởng không chỉ giúp trẻ đạt được một mục đích đã đề ra, mà còn cổ vũ cho những nỗ lực và thậm chí là những tiến bộ rất nhỏ trong sự thay đổi và cải tiến (về cách suy nghĩ, hành vi,…).
Chẳng hạn như, cha mẹ có thể khích lệ trẻ “Mẹ thích cách con đợi đến lượt mình”, “Nỗ lực tốt, con đang làm việc chăm chỉ hơn rồi đấy”, “Con là đứa bé ngoan của mẹ”.
Dạy trẻ tự tin: Trẻ cần được khuyến khích, hỗ trợ và khen thưởng
Đồng thời, cha mẹ cần đưa ra phản hồi cho trẻ càng sớm càng tốt nhằm củng cố sự tự tin của trẻ, giúp trẻ tiếp thu những lời góp ý của cha mẹ để rút kinh nghiệm cho những hoạt động về sau.
Dạy trẻ tự tin: Thừa nhận sai lầm và thất bại
Trẻ cần cảm thấy thoải mái và không bị gục ngã, nản chí khi mắc phải sai lầm hoặc thất bại. Cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rằng những trở ngại và thất bại này là một phần bình thường trong cuộc sống và quá trình học tập của trẻ. Từ những thất bại đó, trẻ có thể học hỏi và rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Đồng thời, để có cách dạy trẻ tự tin hiệu quả, cha mẹ cần đưa ra sự phản hồi mang tính ủng hộ, định hướng và sự công nhận của mình đối với những nỗ lực của trẻ trong việc chế ngự bất kỳ cảm giác thất bại, tội lỗi hoặc xấu hổ mà trẻ có thể cảm nhận. Điều đó sẽ tạo ra động lực và hy vọng mới cho trẻ, giúp trẻ tự tin hơn trong những thử thách tiếp theo và sau này.
Dạy trẻ tự tin rất sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình
Sự tự tin của trẻ bước đầu phát triển trong gia đình, do vậy, nó bị ảnh hưởng rất lớn bởi cảm xúc và nhận thức của gia đình. Cha mẹ cần nhớ rằng, niềm tự hào của gia đình là yếu tố cần thiết để xây dựng sự tự tin và nuôi dưỡng, duy trì sự tự tin đó trong nhiều cách (bao gồm việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, làm theo tư tưởng, truyền thống của gia đình hoặc chăm sóc các thành viên trong gia đình).
Đồng thời, để dạy trẻ tự tin cũng như giúp trẻ phát triển tốt sự tự tin, các thành viên trong gia đình cần tin tưởng, tôn trọng sự khác biệt cá nhân, thể hiện tình cảm và dành thời gian làm việc, vui chơi cùng nhau, dù chỉ là chia sẻ ngày nghỉ hoặc các sự kiện đặc biệt.