Một chế độ dinh dưỡng cho bé đa dạng với nhiều loại thức ăn từ các nhóm thực phẩm (bánh mì và ngũ cốc, thịt, trái cây và rau quả, các sản phẩm từ sữa) là điều rất quan trọng để bé không bị thiếu hụt dinh dưỡng và có thể phát triển hợp lý.
Từ khi bắt đầu 1 tuổi, để bé phát triển khỏe mạnh thì trong chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi cần được bổ sung lượng sữa nguyên kem và các loại váng sữa, sữa chua, các chế phẩm từ sữa không giảm béo, thịt, trứng, cá, rau quả…Mẹ tham khảo bài Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi để có chiến lược chăm sóc bé 1 tuổi thật tốt nhé! Nhưng sau 2 tuổi, bé được khuyến cáo nên ăn ít chất béo bởi chế độ ăn giàu chất béo có thể dẫn đến bệnh tim, béo phì và các vấn đề về sức khỏe khác sau này. Tuy nhiên, ở những khu vực nước không có florua, bé cần được bổ sung thêm chất này.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Dinh dưỡng cho bé ở Hoa kỳ, bé nên được bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm thay vì các loại vitamin bổ sung. Các chất dinh dưỡng thường có nguy cơ bị thiếu trong chế độ ăn uống của bé là canxi, sắt, vitamin C, vitamin A, axit folic và vitamin B6.
Với các em bé uống ít hoặc không thích uống sữa sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt canxi, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển xương của bé nếu mẹ không tìm cách khắc phục. Nhưng các mẹ cần biết ngoài sữa ra còn có nhiều thực phẩm giàu canxi khác bổ sung canxi cho bé. Chẳng hạn các chế phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai.
Ngoài ra, còn có các loại rau lá xanh như bông cải xanh (súp lơ xanh) hay cải thìa, đậu bắp, đậu nành nhật, sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành và đậu phụ (đậu hũ), sữa hạnh nhân, đậu trắng, đậu trắng mắt đen, tương vừng (tahini), quả sung tây sấy khô, bánh mì dinh dưỡng (fortified bread), cá mòi tươi và cá mòi đóng hộp, cá hồi đóng hộp (luôn xương), mật mía, trái cam, rong biển cũng có chứa canxi. Những thực phẩm này cũng có thể bù đắp lượng canxi thiếu hụt do các bé không uống sữa. Tuy nhiên, do hàm lượng canxi trong thức ăn sẽ ít hơn sữa hoặc các chế phẩm từ sữa nên mẹ cần xem lại tỷ lệ canxi để có thể cân đối lượng thức ăn đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Nhu cầu sắt cho bé cũng rất quan trọng, nó phụ thuộc vào độ tuổi, tỷ lệ tăng trưởng, hàm lượng sắt dự trữ trong cơ thể, thể tích máu và cả tốc độ hấp thu từ thực phẩm nữa. Chẳng hạn, bé gái ở tuổi vị thành niên sẽ có nhu cầu sắt tăng cao đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm: thịt gia súc và gia cầm, cá, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau chân vịt và các loại đậu khô.