Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé cưng, khi sử dụng ghế ngồi xe ôtô cho trẻ em có một số lưu ý ba mẹ cần bỏ túi, xem bài viết để biết rõ ba mẹ nhé.
1. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để lắp đặt ghế ngồi xe hơi đúng cách vào trong xe.
2. Khi xe di chuyển, chỗ ngồi an toàn nhất dành cho trẻ chính là ghế ngồi phía sau. Nếu bố mẹ phải đặt trẻ ngồi ở hàng ghế trước bởi vì tất cả những vị trí ở ghế ngồi sau đã bị chiếm, hãy đẩy ghế ngồi của xe về phía sau càng xa càng tốt.
3. Đừng bao giờ đặt trẻ ngồi ghế ngược chiều chuyển động ở ghế trước của xe có trang bị túi khí. Dù cho tai nạn có xảy ra khi đang lái xe với tốc độ thấp, túi khí vẫn có thể thổi phồng lên, đập vào ghế ngồi, gây chấn thương nã. Những trẻ ở độ tuổi mới biết đi khi ngồi ở ghế cùng chiều chuyển động xe cũng gặp rủi ro từ những chấn thương do túi khí gây ra.
4. Đối với hầu hết các gia đình việc túi khí có thiết bị chuyển mạch tắt/mở là không cần thiết. Những túi khí được tắt không thể bảo vệ những hành khách khác ngồi ở ghế trước. Thiết bị chuyển mạch tắt/mở chỉ nên được sử dụng nếu:
- Trẻ cần những sự chăm sóc sức khỏe đặc biệt.
- Bác sĩ khuyên giám sát trẻ liên tục trong chuyến đi.
- Không có người lớn nào ngồi ở ghế sau với trẻ.
- Thiết bị chuyển mạch tắt/mở chỉ phải được dùng nếu xe không có ghế ngồi phía sau hoặc ghế ngồi phía sau không dành cho hành khách.
Lưu ý khi sử dụng ghế ngồi xe ôtô cho trẻ em
5. Đặt ghế ngồi đúng hướng, phù hợp với kích cỡ và độ tuổi của trẻ. Luồn dây đai qua ghế ngồi và kéo nó thật chặt.
6. Trước mỗi chuyến đi, kiểm tra nhằm đảm bảo ghế ngồi an toàn xe hơi được lắp đủ chặt bằng cách kéo dây đeo để chắc chắn ghế không bị dịch chuyển từ bên này qua bên kia hoặc về phía trước xe.
7. Nếu đầu trẻ sơ sinh lắc lư về phía trước, ghế có thể không ngả về phía sau đủ. Nghiêng ghế về phía sau cho tới khi nó ngả càng gần với góc 45 độ càng tốt. Nhiều ghế có phần chỉnh độ nghiêng. Nếu không, có thể thêm phần đệm cứng, chẳng hạn như 1 chiếc khăn cuộn, cho vào bên dưới chỗ ngồi của ghế.
8. Kiểm tra khóa của dây đeo. Cần đảm bảo rằng khoá không nằm ở vị trí bị cong lại quanh ghế. Nếu nó bị như thế sẽ không làm cho dây đeo có đủ độ chặt.
9. Nhiều dây đeo an toàn qua vai/bụng cho phép hành khách di chuyển thoải mái thậm chí khi chúng đã được khóa. Những chiếc khóa clips phù hợp với tất cả những ghế ngồi xe hơi đời mới. Một số dây đeo qua bụng cần một chiếc khóa clip có trọng lượng đủ nặng.
10. Hệ thống dây chằng LATCH được lắp ráp chính xác nhằm mục đích giúp người lái xe sử dụng dễ dàng hơn bởi vì bạn không còn cần sử dụng những dây đeo để đảm an toàn cho ghế ngồi xe hơi an toàn. Tuy nhiên, trừ khi cả xe hơi và ghế ngồi xe cho bé có hệ thống dây chằng mới, bạn sẽ vẫn cần sử dụng dây đeo để đảm bảo an toàn cho ghế ngồi xe an toàn.
11. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng xe và ghế ngồi xe hơi an toàn để sử dụng hệ thống dây chằng, bao gồm những giới hạn về trọng lượng cho dây chằng và những đồ đi kèm và vị trí ghế ngồi có thể được dùng để lắp đặt hệ thống dây chằng.
12. Dây đeo an toàn qua bụng hoạt động hiệu quả với ghế ngồi cùng chiều chuyển động xe, ghế đa năng và ghế dành cho trẻ sơ sinh. Chúng không được dùng cho những ghế nâng ở vị trí thắt lưng. Nếu xe hơi chỉ có dây đeo cho thắt lưng, dùng ghế ngồi cùng chiều với những dây đeo dùng cho những bé có trọng lượng cao hơn.