Với sự quan trọng của ngoại hình và nhất là cách nhìn của thanh thiếu niên về chính hình ảnh bản thân mình, cha mẹ có thể hỗ trợ để giúp trẻ trong tuổi dậy thì xây dựng ngoại hình theo hướng nhìn tích cực. Cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới để giúp con nhé!
Chấp nhận và thấu hiểu
Cha mẹ cần hiểu rằng việc quan tâm đến ngoại hình là một phần của giai đoạn niên thiếu, cũng như việc thay đổi giọng nói và tập cạo râu vậy. Bạn biết rằng trong cấu tạo cơ thể phức tạp của con gái thì những nốt tàn nhang không là vấn đề gì cả, nhưng đối với trẻ thì lại có tầm quan trọng rất lớn.
Kể cả những lúc cảm thấy phiền khi trẻ sử dụng phòng tắm quá lâu, tránh chỉ trích trẻ về việc quá chăm chút ngoại hình. Khi trẻ lớn lên, mối quan tâm về ngoại hình đó sẽ không còn chi phối cuộc sống của trẻ nữa.
Khen ngợi nhiều và có chừng mực
Cha mẹ hãy đưa ra những lời an ủi về ngoại hình của trẻ và về các giá trị quan trọng khác. Khi trẻ có vẻ không nhận ra hoặc không quan tâm, những câu nhận xét đơn giản như “Con có nụ cười đẹp nhất” hoặc “Cái áo con đang mặc rất hợp” sẽ giúp ích rất nhiều.
Khen ngợi trẻ về các tố chất liên quan đến thể chất như sự khỏe mạnh, tốc độ, thăng bằng, sức lực hoặc vẻ duyên dáng. Khen ngợi các năng lực và khả năng về thể chất có thể giúp thanh thiếu niên xây dựng một hình ảnh cơ thể khỏe mạnh đấy cha mẹ ạ.
Giúp con xây dựng ngoại hình tích cực
Khen ngợi cả những những giá trị bên trong nữa nhé
Nói cho trẻ biết bố mẹ quý những phẩm chất cá nhân nào ở con cái mình, như con trai thật là rộng lượng khi chia sẻ với em gái mình, cách con gái quyết tâm như thế nào khi chuẩn bị cho bài kiểm tra, hoặc cách con trai đứng ra bảo vệ cho bạn thân mình…
Bố mẹ phải trấn an khi con mình biểu lộ sự bất an. Khi bố mẹ nghe được những lời như “Con ghét tóc mình” hoặc “Con quá thấp bé”, hãy đưa ra những lời phản biện có giá trị để con hiểu và tự tin hơn.
Giải thích ý nghĩa của ngoại hình
Chỉ dạy cho thanh thiếu niên suy nghĩ sâu sắc hơn về ngoại hình và cách con người ta thể hiện bản thân.
Trò chuyện để con hiểu mỗi phong cách mang một ý nghĩa nhất định. Một bộ trang phục có thể mang thông điệp “Tôi đã sẵn sàng dự tiệc!”, trong khi các bộ trang phục khác sẽ mang thông điệp “Tôi đang đi đến trường” hoặc “Tôi quá làm biếng giặt quần áo.”
Đề ra những giới hạn hợp lý
Nếu trẻ quá để ý đến ngoại hình, cha mẹ hãy kiên nhẫn, nhưng cũng đề ra những giới hạn thời gian cho phép trẻ trau chuốt và sửa soạn. Nói với trẻ gây phiền hà cho người khác hoặc bỏ bê công việc nhà là không tốt.
Các giới hạn được đặt ra sẽ giúp trẻ hiểu cách quản lý thời gian, quan tâm đến nhu cầu của những người khác, chia sẻ niềm vui, rèn luyện tính kỷ luật từng chút, trong khi đó vẫn có thời gian chăm chút cho ngoại hình của mình.
Trở thành hình mẫu
Cách bố mẹ trò chuyện về ngoại hình của mình là một ví dụ có tác động lớn. Việc liên tục than phiền hoặc buồn phiền về ngoại hình của mình sẽ khiến cho thanh thiếu niên cũng cái nhìn chỉ trích về bản thân trẻ.
Hầu hết mọi người đều không hài lòng về một vài điểm nhất định trên cơ thể mình, nhưng thay vì trò chuyện về ngoại hình mình trông thế nào, hãy nói về những gì cơ thể mình có. Thay vì cứ giữ suy nghĩ về việc chân mình to, thì hãy nói về việc chân mình sẽ đủ khỏe để có thể leo núi tốt.