Giúp trẻ có nhu cầu đặc biệt hay giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng là việc cha mẹ nên làm từ khi bạn bé còn nhỏ. Đừng để thời gian hình thành rào cản ngăn cách các bé với xã hội rồi bạn mới nhận thấy điều đó, hãy giúp các bé hòa nhập với cộng đồng càng sớm càng tốt.
Phương thức “Ai cũng có thể làm được”!
Trẻ khuyết tật hay trẻ có nhu cầu đặc biệt (trẻ phát triển không bình thường cần có sự chăm sóc đặc biệt) có thể sẽ không thể sinh hoạt, học tập bình thường như bao đứa trẻ khác. Những đứa trẻ này thường cảm thấy mặc cảm và hạn chế tiếp xúc với mọi người.
Nhưng với vai trò là người cha người mẹ, bạn cần phối hợp tốt với nhà trường và nhờ đến sự hỗ trợ từ xã hội khi cần thiết để các bé có thể sớm hòa nhập với cộng đồng, vươn lên trong học tập và cuộc sống, để các bé cũng có ước mơ và có niềm tin vào cuộc sống như bao đứa trẻ khác.
Trẻ có nhu cầu đặc biêt hay trẻ khuyết tật rất cần sự giúp đỡ của bạn!
Phương thức “ai cũng có thể làm được” này chú trọng vào việc cho bé có những trải nghiệm tương tự như những đứa trẻ khác. Tất nhiên, việc giúp trẻ có nhu cầu đặc biệt hay giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng rất cần sự kiên nhẫn bởi bất cứ đứa trẻ nào cũng đều dễ nản lòng hay buồn bã khi chơi những trò chơi vận động bởi những “khiếm khuyết” của mình. Khi đó, hãy giúp trẻ hoà nhập hoặc để dành những hoạt động đó cho một ngày khác.
Việc lên kế hoạch giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, cũng như trẻ có nhu cầu đặc biệt cần lên kế hoạch thật kỹ đảm bảo bé được vui chơi an toàn. Những món đồ chơi nào dễ dàng lấy được khi trẻ ngồi trên xe lăn? Với trẻ không nhìn được tốt, hãy chọn những hoạt động tạo cho trẻ nhiều cơ hội sờ, nếm…
Giúp trẻ có nhu cầu đặc biệt hay giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng dễ hay khó?
Để rút ngắn khoảng cách giữa các bé với xã hội chắc hẳn sẽ tốn khá nhiều công sức của bạn thế nhưng bạn sẽ nhanh chóng vui thôi vì công sức bạn bỏ chẳng bỏ phí. Dưới đây là một số mẹo cực hay nếu bạn muốn giúp trẻ có nhu cầu đặc biệt hay giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng:
- Những thay đổi nhỏ sẽ làm mọi thứ khác đi. Đặt những món đồ chơi trên một mặt sàn không trơn sẽ giúp món đồ không rơi hay lăn khỏi tầm với của 1 em bé ít khả năng vận động.
- Đặt mình vào vị trí của bé để quan sát và cảm nhận. Hãy để bé ở giữa những bạn khác và đồ chơi càng nhiều càng tốt.
- Hãy nhớ rằng tất cả trẻ con đều thích chơi những món đồ khác nhau. Một số bé không thể nói với bạn rằng chúng chán ngấy việc bò suốt hoặc chọn 1 món đồ chơi khác.
- Không cần phải bỏ ra 1 số tiền lớn để mua những món đồ chơi đặc biệt. Trẻ con thường chú ý đến vẻ ngoài của những món đồ chơi nhiều hơn. Đa dạng trò chơi và hiểu những gì bé cần đó là chìa khoá cho mọi vấn đề.
Tuy nhiên, trẻ có nhu cầu đặc biệt hay trẻ khuyết tật sẽ có nhu cầu khác nhau và điều quan trọng các bậc làm cha làm mẹ cần thấu hiểu suy nghĩ và nhu cầu con cái.
Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ khuyết tật hay trẻ có nhu cầu đặc biệt
Giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng hay trẻ có nhu cầu đặc biệt là việc cha mẹ nên làm, tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều cực quan trọng sau nếu muốn kế hoạch rút ngắn khoảng cách giữa con và xã hội sớm “thu hoạch” thành quả.
- Giúp trẻ mắc hội chứng Down hòa nhập cộng đồng: Bé thường rất hoà đồng và thích chơi với các bạn khác nhưng bạn cần chú ý chứng suy giảm thị lực và thính lực của bé. Vì bé phát triển chậm hơn những bé khác, hãy để bé tự chọn đồ chơi theo tốc độ phát triển của mình.
Cha mẹ cần dành nhiều thời gian chơi cùng bé
- Giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng: Bé cũng có thể bị 1 loạt các khuyết tật và mỗi loại khuyết tật cần những cách tiếp cận/ phương pháp khác nhau. Kiên nhẫn, dỗ dành và kiên định là những điều cần thiết nhất. Hãy nói rõ những mong muốn của bạn với bé và đưa ra nhiều đề nghị vui chơi đa dạng và thú vị.
- Giúp trẻ khiếm thính hòa nhập cộng đồng: Dù đang vui chơi giữa 1 nhóm trẻ hiếu động, ồn ào nhưng bé sẽ hoàn toàn không nghe thấy gì. Hãy đảm bảo bé không cảm thấy bị cô lập. Bé có thể đặc biệt thích những món đồ chơi với ánh sáng, kêu vo vo hay rung lắc chuyển động, những đồ vật có kết cấu thú vị hay có các mùi khác nhau.
Bé khiếm thính cũng rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ
- Giúp trẻ khiếm thị hòa nhập cộng đồng: Bé sẽ cần sự giúp đỡ khi di chuyển vòng quanh một không gian vui chơi mới. Đưa cho bé những món đồ chơi bé có thể chơi được thông qua việc sờ và âm thanh. Những món đồ chơi có hình dáng, cấu trúc và tiếng ồn khác nhau sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các bé.
- Giúp trẻ khuyết tật khó di chuyển hòa nhập cộng đồng: Những bé dùng xe lăn hay đi lại khó khăn có thể sẽ cần được giúp đỡ để đến nơi bé muốn chơi. Những món đồ chơi vững vàng, chắc chắn có những nút bấm hay đòn bẩy là dễ cho bé sử dụng nhất. Những khu vui chơi lý tưởng nhất là nơi có sàn chống trợt.
- Giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng: Không gian quá ồn hay những trò chơi hoạt động đều không dễ để bé hoà nhập, giống như việc đột ngột thay đổi một thói quen. Các món đồ chơi và các hoạt động nhẹ nhàng sẽ là ý tưởng tốt để các bé tự kỉ có thể khám phá thế giới xung quanh.
>> Bệnh tự kỷ ở trẻ em: Nhận biết sớm để giúp bé hòa nhập cộng đồng
Khi nào cần sự hỗ trợ của chuyên gia?
Giúp trẻ có nhu cầu đặc biệt hay giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng là “nhiệm vụ” rất rất cần sự kiên nhẫn và khắt khe. Có khá nhiều tổ chức và hội nhóm sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp ý tưởng về những hoạt động để giúp các bé phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, vậy nên bạn không phải cảm thấy cô độc hay lo lắng quá đâu.
Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khoẻ bất cứ lúc nào bạn cảm thấy không chắc chắn về những nơi có thể giúp đỡ.