Sức khỏe

Hiệu quả điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu với hoa kim châm?

Liệu có thể dùng hoa kim châm để điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu hay không và còn cách nào khác để hạn chế tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu bằng hoa kim châm liệu có khả quan?

Trên khá nhiều diễn đàn hiện nay, khá nhiều người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có chia sẻ với nhau về việc ăn hoặc uống nước nấu với hoa kim châm mỗi ngày (dạng hoa tươi hoặc hoa đã sấy khô) cho những kết quả rất khả quan.

Tuy vậy, có người hợp và có người không hợp với các loại dược liệu đông y. Nếu quyết định dùng thêm hoa kim châm, bạn có thể bắt đầu làm quen với một ít trước rồi tăng dần liều lượng vì vị của hoa kim châm khá ngọt, nhiều người không thích.

Bạn tuyệt đối không nên tự ý ngừng uống thuốc trong phác đồ điều trị và chuyển sang chỉ dùng hoa kim châm trị bệnh. Nếu bạn dùng hoa kim châm và không theo dõi thường xuyên số lượng tiểu cầu có thể dẫn đến việc tiểu cầu bị giảm xuống quá thấp, gây nguy hiểm.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nào cho thấy việc sử dụng hoa kim châm để điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu thay cho uống thuốc hoặc khi dùng hoa kim châm thì hoa kim châm tươi có tác dụng tốt hơn hoa khô hay không nên trong khi chờ đợi bạn chỉ có thể vừa thử vừa ghi chép và kết hợp đo số lượng tiểu cầu thường xuyên mà thôi.

Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ thành phần thảo dược nào để điều trị kết hợp, bạn nhớ hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước chứ không nên tự ý dùng.

Hoa kim châm hiện được trồng khá nhiều ở Đà Lạt bạn có thể đặt mua. Nếu được bác sĩ cho phép, bạn có thể kết hợp ăn, uống nước nấu với hoa kim châm và vẫn tiếp tục uống thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

hieu-qua-dieu-tri-xuat-huyet-giam-tieu-cau-voi-hoa-kim-cham-hinh-anh

Chưa có nghiên cứu tin cậy về điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu bằng hoa kim châm

Đang bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên chú ý những gì?

Để hạn chế bị xuất huyết khi đang bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế chơi thể thao hoặc các hoạt động dễ gây chảy máu hay chấn thương.
  • Áp dụng chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe gồm nhiều trái cây và rau, đặc biệt các loại rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
  • Tránh dùng những loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng của tiểu cầu hay việc đông máu và dễ gây chảy máu cho người bệnh hơn như aspirin, ibuprofen, warfarin..
  • Giảm đồ uống có cồn.
  • Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ phải cắt một số thức ăn chứa quinine và aspartame như: nước tonic, chanh đắng, mướp đắng, các loại thức ăn kiêng sử dụng đường hóa học thay thế.
  • Lưu ý những trường hợp bị nhiễm trùng. Nếu người bệnh từng phẫu thuật cắt lá lách, sau đó bị sốt thì nên gặp bác sĩ để tiến hành điều trị.
  • Khi làm các thủ thuật chọc dò, phẫu thuật, nhổ răng phải có sự chuẩn bị kỹ.



  1. Idiopathic Thrombocytopenia Purpura ITP. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/idiopathic-thrombocytopenic-purpura/basics/definition/con-20034239>. [Ngày 7 tháng 11 năm 2014]
  2. Idiopathic Thrombocytopenia Purpura ITP. <http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Idiopathic_thrombocytopenic_purpura>. [Ngày 7 tháng 11 năm 2014]
  3. Thrombocytopenia and ITP. Đọc thêm tại: http://www.webmd.com/a-to-z-guides/thrombocytopenia-symptoms-causes-treatments. [Ngày 7 tháng 11 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com