Mẹ không hoàn hảo

Hội chứng chân không yên khi mang thai tháng thứ 7

Khi mang thai tháng thứ 7, dù cảm thấy rất mệt nhưng tôi không tài nào nghỉ ngơi khi đêm đến vì cứ có cảm giác chân không yên được. Tôi đã thử tất cả các phương pháp điều trị chuột rút ở chân nhưng chẳng có gì khả quan hơn. Vậy bây giờ tôi phải làm sao?

Khi mang thai tháng thứ 7, có rất nhiều thứ ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ vào buổi đêm, và chân mẹ cũng không nằm ngoài danh sách những điều khiến mẹ cảm thấy phiền toái. Trong đó, hơn 15% các sản phụ gặp phải “hội chứng chân không yên” – Restless Leg Syndrome (RLS). Bản thân tên gọi của hội chứng này đã tiết lộ hết những triệu chứng của nó như bồn chồn không yên, cảm giác như có gì đó đang bò, trườn, và ngứa ran trong bàn chân hoặc cẳng chân. Những điều đó đã khiến mẹ chẳng tài nào yên giấc được. Hội chứng này thường xảy ra về đêm, nhưng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện lúc chiều tà hay bất cứ khi nào mẹ nằm hoặc ngồi xuống.

Các chuyên gia cũng chưa biết rõ nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên ở những sản phụ (dù yếu tố di truyền cũng được xem là có liên quan) và họ cũng chưa tìm ra hướng điều trị cho hội chứng này. Các mẹo trị chuột rút chân – chà xát xoa bóp hay duỗi gập chân – dường như cũng không hiệu quả lắm với hội chứng này. Các loại dược phẩm cũng không phải là lựa chọn hay, vì nhiều thuốc đang được dùng để điều trị hội chứng chân không yên thường không an toàn khi mang thai (do đó, nếu muốn dùng, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nhé).

Mang thai tháng thứ 7, hội chứng chân không yên đã ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của mẹ

Chế độ ăn uống, sự căng thẳng hay những yếu tố môi trường có thểlà thủ phạm gây ra hội chứng này. Vì vậy việc theo dõi, ghi nhớ những thực phẩm mẹ ăn, những hoạt động và cảm xúc hằng ngày của mẹ có thể giúp ích trong việc nhận ra thói quen sống nào là nguyên nhân dẫn đến hội chứng chân không yên. Ví dụ, một số phụ nữ mang thai nói rằng chế độ ăn nhiều tinh bột vào cuối ngày làm hội chứng này tệ hơn. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng có thể gây ra hội chứng chân không yên. Do đó, mẹ hãy nhờ bác sĩ kiểm tra máu nhằm loại trừ nguyên nhân này, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ về những phương hướng trị liệu phù hợp cho mẹ. Châm cứu, tập yoga, ngồi thiền, hoặc những liệu pháp thư giãn có thể hữu ích cho một số sản phụ, và mẹ cũng đừng quên tham khảo một số cách để có giấc ngủ ngon nhé.

Tuy nhiên, thật không may là dù áp dụng những cách trên nhưng một số ít sản phụ vẫn không thể tìm thấy sự thư giãn và giấc ngủ ngon. Nếu mẹ rơi vào trường hợp đó thì có lẽ là mẹ phải “sống chung” với hội chứng chân không yên tới ngày sinh. Ngoài ra, có lẽ mẹ sẽ phải cùng nó trải qua thai kỳ (và đôi khi còn kéo dài đến sau giai đoạn cai sữa nếu mẹ cho con bú) trước khi nghĩ tới việc điều trị bằng dược phẩm.

Nếu bị hội chứng chân không yên nhưng các triệu chứng không quá nghiêm trọng, mẹ hãy thử thay đổi một số thói quen. Những thay đổi này đã được chứng minh là không chỉ làm giảm các triệu chứng của hội chứng chân không yên mà còn đem lại nhiều lợi ích cho mẹ khi mang thai:

Khi mang thai tháng thứ 7 hoặc bất cứ khi nào mẹ thức dậy với hội chứng chân không yên, hãy thử các mẹo sau để làm giảm cảm giác bồn chồn ở chân và quay lại giấc ngủ:

Mẹ massage chân để giảm cảm giác bồn chồn ở chân và quay lại giấc ngủ dễ hơn