Cho con bú sữa mẹ là điều mà các mẹ nên làm, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để trẻ được phát triển toàn diện. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mẹ cần chú ý tuyệt đối không cho bé bú sữa mẹ. Vậy khi nào thì mẹ không nên cho con bú và tại sao?
Hàng ngày các mẹ đều nghe thấy trên Tivi cũng như trên radio hay bất cứ phương tiện truyền thông nào là: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”. Nhưng một số mẹ vẫn thỉnh thoảng phải dùng thêm sữa công thức cho bé khi mẹ không đủ sữa. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ phải dùng sữa công thức hoàn toàn thay vì cho con bú sữa mẹ. Mời mẹ cùng tìm hiểu xem khi nào mẹ không nên cho con bú và tại sao nhé!
1. Mẹ bị nhiễm HIV. Các mẹ bị nhiễm HIV được khuyên không nên cho con bú mẹ trực tiếp vì nó làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể vắt sữa ra, thanh trùng sữa để loại bỏ nguy cơ lây bệnh trước khi cho con bú.
2. Mẹ đang sử dụng ma túy. Mẹ đang sử dụng một số chất ma túy tổng hợp cũng không nên cho con bú. Các mẹ đang sử dụng một số loại thuốc bất hợp pháp (như cocaine, bồ đà, amphetamines, heroin, methadone, phencyclidine) cũng không nên cho con bú .
3. Bé bị một số rối loạn chuyển hóa chất. Các bé nào bị bệnh liên quan đến việc chuyển hóa một số chất có trong sữa mẹ, chẳng hạn như galactose, cũng không được nuôi bằng sữa mẹ.
4. Bé bị hở hàm ếch. Bé nào sinh ra bị hở hàm ếch gặp rất nhiều khó khăn khi bú mẹ cũng cần được theo dõi chặt chẽ. Một số bé sau một thời gian tập luyện có thể bú thành công và trong khi con chưa bú sữa được, mẹ nên duy trì vắt sữa hoặc cho các bạn bé khác bú liên tục để khi nào con bú được thì mẹ duy trì được lượng sữa này. Bé nào chỉ có 1 môi bị hở hàm ếch thì vẫn có thể bú mẹ bình thường.
Khi nào mẹ không nên cho con bú?
5. Mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B hoặc C. Bé nào đã được tiêm vắc-xin viêm gan B sau khi chào đời vẫn có thể uống sữa mẹ dù mẹ đang có kết quả dương tính với viêm gan B. Tương tự với bé nào có mẹ bị viêm gan siêu vi C (HCV), hiện vẫn chưa đầy đủ bằng chứng để chứng minh rằng HCV lây truyền qua sữa mẹ, vì vậy, có HCV không phải là một chống chỉ định cho con bú.
Nhưng để an toàn tuyệt đối cho bé, trong những ngày đầu nếu mẹ nhiễm viêm gan B hay C mà bị nứt vú, chảy máu, mẹ nên vắt sữa ra ngoài và bỏ đi chứ không nên cho bé uống sữa có lẫn máu. Hiện nay, chưa có nhiều thông tin và bằng chứng cho việc bú sữa lẫn máu của mẹ có thể lây nhiễm viêm gan B và C nhưng để đảm bảo an toàn nhất cho bé thì mẹ nên cẩn thận hơn bình thường.
6. Mẹ đã phẫu thuật ngực. Mẹ nào đã phẫu thuật vú và có vấn đề với việc sản xuất sữa thì tùy vào tình trạng và lượng sữa được sản xuất và sự phát triển của em bé mà quyết định có cho con bú tiếp hay không.
7. Mẹ bị nhiễm lao. Mẹ nào có nhiễm lao (đờm dương tính) không được tiếp xúc với con của mình và việc trực tiếp cho con bú sữa mẹ là điều không thể. Mẹ có thể bơm sữa từ ngực và cho con bú bằng bình sữa của mình. Khi nào đờm âm tính trở lại, mẹ có thể trực tiếp cho con bú.
8. Bé bị dị ứng một số thành phần trong sữa mẹ. Các bé bị dị ứng một số thành phần trong sữa mẹ cần được khám kĩ càng, trong một số trường hợp, bé không được bú sữa mẹ mà chuyển sang bú loại sữa khác để đảm bảo an toàn cho bé.
Như vậy thì bạn đã biết khi nào thì mẹ không nên cho con bú rồi chứ? Tuy sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng đối với những trường hợp đặc biệt kể trên nếu được cho uống sữa công thức đầy đủ thì bé vẫn sẽ phát triển bình thường và khỏe mạnh thôi mẹ đừng lo nhé!