Mẹ không hoàn hảo

Làm sao để khuyến khích trẻ chơi thể thao tốt và nổi trội hơn

Cho trẻ chơi thể thao là phương thức tốt để giúp con học được nhiều bài học về cuộc sống như làm việc theo nhóm, sự kiên nhẫn, chấp nhận rủi ro và tư duy chiến lược. Ngoài ra, chơi thể thao còn là một trong những phương pháp giúp trẻ phát triển sự tự tin và tính kỷ luật nữa đấy!

Hoạt động thể thao và rèn luyện thể chất ở trẻ trai 5 -12 tuổi

Ở độ tuổi từ 6 –8, các hoạt động thể dục thể thao mang tính cạnh tranh là cơ hội để trẻ phát triển tính cách, rèn luyện sức khỏe và thể hiện sự tự tin của bản thân. Đặc biệt, trẻ trai có xu hướng đánh giá bản thân bằng cách tự phấn đấu để ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với những người bạn ngang lứa hoặc trong môn thể thao mà trẻ đang chơi.

Cạnh tranh cũng là một cách để trẻ học hỏi nhằm đối phó hiệu quả với những áp lực và căng thẳng. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tiếp tục các hoạt động thể chất phù hợp vì có thể điều này sẽ giúp nâng cao lòng tự trọng và tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.

Nhìn chung, các trẻ trai có xu hướng quan tâm nhiều về các môn thể thao hơn các trẻ gái. Ở độ tuổi này, các trẻ trai rất thích xem các trò chơi trên truyền hình hay các môn bóng đá, đua xe, bóng rổ.., hoặc mặc áo được trang trí với tên các nhóm mà trẻ yêu thích.

Chơi thể thao sẽ là phương pháp tốt để trẻ phát triển sự tự tin và tính kỷ luật.

Hoạt động thể thao và rèn luyện thể chất ở trẻ gái 5 – 12 tuổi

Hầu hết cha mẹ nghĩ rằng những hoạt động thể thao chỉ quan trọng với những trẻ gái tích cực và thích hợp với các hoạt động thể chất như bé trai. May mắn thay, ngày nay ở độ tuổi đi học, các trẻ gái có nhiều cơ hội tham gia vào các môn thể thao có tổ chức (từ bóng mềm đến bóng đá) để rèn luyện cơ thể hơn mẹ và bà của trẻ đã từng làm.

Cũng như trẻ trai, trẻ gái có thể học nhiều bài học về cuộc sống thông qua việc trẻ chơi thể thao, bao gồm làm việc theo nhóm, sự kiên nhẫn, chấp nhận rủi ro và tư duy chiến lược. Mặc dù vậy, các trẻ gái có nhiều khả năng gặp phải những hạn chế trong việc tham gia thể thao vì cha mẹ thường xuyên lo lắng về những tổn thương khi chơi.

Bên cạnh đó, một số cha mẹ vẫn nghĩ rằng khả năng cạnh tranh (không kể đến việc các trẻ cáu ghét nhau) không phải nét nữ tính và cũng không “có vẻ quý phái”. Do vậy, sự kỳ vọng thường được truyền đạt cho trẻ 5 -12 tuổi rằng trẻ trai có khả năng hoàn thành các môn thể thao mang tính cạnh tranh tốt hơn trẻ gái.

Giúp trẻ chơi thể thao tốt và nổi trội hơn

Để trẻ chơi thể thao tốt và nổi trội hơn bạn bè, cha mẹ có thể dạy trẻ thông qua một số phương pháp như:

Thảo luận về những phẩm chất mà trẻ thích ở bản thân (nếu con thích quan sát, giúp đỡ người khác thì rất có thể trẻ có tố chất của người một thủ lĩnh đấy). Đồng thời nói về những giá trị của trẻ và những vấn đề mà trẻ quan tâm.

Dạy cho con đánh giá đúng và tôn trọng giới tính của bản thân cũng như của các bạn khác giới.

Khuyến khích con chấp nhận lời khen về những thành tích của mình. Cha mẹ đừng quá ca ngợi nếu thật sự thành tích của trẻ đạt được chỉ ở mức khiêm tốn, và cũng đừng chê bai con nếu thành tích đó không được tốt cho lắm nhé. Những lời nói động viên khích lệ sẽ giúp trẻ tự tin hơn và cảm nhận được sự ủng hộ và tự hào của cha mẹ về thành tích mà trẻ đã đạt được.

Giúp trẻ nhận ra những điểm mạnh và kỹ năng tốt của bản thân, cũng như nhược điểm (những thiếu sót) của mình nhé. Cha mẹ có thể quan sát khi con chơi một môn thể thao cùng bạn bè và sau đó góp ý cho trẻ những điều tốt và chưa tốt (chẳng hạn như khi chơi bóng rổ, trẻ chạy nhanh nhưng lại hơi tham bóng không chuyền cho đồng đội, làm như thế sẽ khiến đội thua và trẻ cần học tinh thần đồng đội).

Khuyến khích con thể hiện cảm xúc và niềm tin. Chơi thể thao là một hoạt động giúp trẻ dễ dàng thể hiện cảm xúc, như mừng vui khi chiến thắng hoặc buồn bã nếu bị thua. Tuy nhiên, trẻ cần hiểu là thắng thua trong chơi thể thao khác với sự ganh đua nhé.

Giúp trẻ thiết lập giới hạn quan hệ bạn bè và từ chối những người bạn này khi có điều kiện thích hợp. Nếu con thích chơi với một nhóm bạn thích đá bóng, trong đó sẽ có bạn tốt hoặc bạn xấu, cha mẹ hãy giúp con nhận ra điều đó, đồng thời đưa lời khuyên phù hợp hoặc từ chối khéo nếu con muốn mời người bạn có tính cách không tốt đó tới nhà chơi. Cha mẹ cũng nên  tạo điều kiện để con và người bạn có tính cách tốt có thời gian gần gũi nhau nhiều hơn.

Cung cấp những cơ hội và khuyến khích trẻ để trẻ phát triển những tài năng và sở thích của mình. Nếu bạn nhận thấy con đam mê các các môn thể thao như trượt ván, đi xe đạp, chạy bộ… cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con tham gia nhé. Có một sở thích chơi thể thao lành mạnh không những giúp con tăng cường thể chất mà còn giúp tinh thần trẻ thêm phấn chấn và mang lại nhiều lợi ích khác nữa đấy.