Mẹ không hoàn hảo

Lựa chọn thức ăn dặm phù hợp cho bé

Các mẹ thường lúng túng không biết lựa chọn thức ăn dặm cho bé thế nào để bé ăn ngon và ít hóc hơn. Bài viết sẽ giúp các mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn cho bé.

Quy tắc lựa chọn thức ăn dặm cho bé

Để giúp con không bị hóc khi ăn, các mẹ nên ghi nhớ quy tắc chọn thức ăn dặm cho bé, đó là phải bắt đầu từ mềm đến cứng, mịn đến thô và chỉ cho bé ăn một miếng trong một lúc. Các phương pháp ăn dặm kiểu nhật, kiểu truyền thống hay ăn dặm baby lead weaning đều có thể áp dụng quy tắc này.

Với tinh bột: Các mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn từ cháo loãng, cháo đặc, cơm nát rồi đến cơm bình thường. Các loại mì, rau củ chứa tinh bột, các loại đậu, bún phở, bánh đa, pasta, khoai tây, khoai lang đều nên được ninh nhừ/ninh kỹ, nghiền nhỏ bằng nĩa hoặc dụng cụ chuyên dụng rồi từ từ cắt miếng nhỏ và luộc vừa.

Với các chất đạm: Đối với thịt, cá, khi mới bắt đầu các mẹ có thể cho bé ăn loại nấu thật mềm và nghiền nhỏ bằng nĩa. Sau đó một thời gian, khi bé đã quen thì thay vì nghiền, các mẹ có thể cắt nhỏ.

Một số bé rất ghét miếng thịt dai, cứng và khó nhai khi bé chưa có răng hàm, cứ phải nhai mãi mà thức ăn không nhỏ đi hay nuốt được sẽ khiến bé cảm thấy bực bội và khó chịu. Trong nhiều trường hợp, bé cũng không dám nuốt miếng quá to vì việc ấy có thể gây nôn.

Việc cho bé ăn ngay thịt cá thái miếng hay nghiền nhỏ sẽ tùy vào việc bé ăn có hào hứng không. Các mẹ nên theo dõi và điều chỉnh theo bé vì mọi chỉ dẫn chỉ mang tính chất tương đối và không phải mọi bé đều giống hệt như nhau.

Sẽ không sai khi nói rằng, chăm con nhiều lúc cứ như làm thí nhiệm vậy, mẹ sẽ phải tham khảo thông tin, thử nhiệm, theo dõi, sau đó đúc kết kinh nghiệm, cải tiến… rồi lại tiếp tục thử ngiệm cái mới để tìm ra cách thức phù hợp và tốt nhất cho con.

Lựa chọn thức ăn dặm cho bé phù hợp.

Chất béo: Bên cạnh việc chọn chất béo tốt như các loại dầu ăn chứa nhiều omega 3, các mẹ cần lưu ý là dầu ăn nên được cho vào thức ăn sau khi đã nấu chín và tắt bếp.

Rau củ: Thời gian đầu khi mới tập ăn dặm cho con, các mẹ nên nấu rau củ thật mềm, nghiền nhỏ, sau một thời gian thì tiến tới giai đoạn cắt miếng nhỏ vừa ăn cho bé. Sau 2 tháng, rau củ chỉ cần luộc chín vừa là được.

Trái cây: Khi mới tập cho bé ăn dặm, mẹ có thể cắt miếng, bỏ hột, luộc sơ các loại trái cây trước khi cho bé ăn để tránh nhiễm khuẩn. Sau khi bé tập ăn được khoảng 1-2 tháng, các mẹ chỉ cần cắt miếng, bỏ hột là được.

Một số mẹ cho con ăn dặm kiểu truyền thống có thể xay chung trái cây sau khi đã luộc sơ vào bột ăn dặm của con ngay trước khi cho con ăn để bổ sung vitamin cho con đầy đủ hơn.

Bé có thể bắt đầu ăn dặm với thức ăn nào?

Ở giai đoạn đầu ăn dặm, các bé rất dễ bị hóc thức ăn nên mẹ cần chuẩn bị thức ăn dặm cho bé thật mịn nhé. Khi mẹ cho bé ăn thức ăn dạng miếng, bất kể loại thức ăn gì, các mẹ nên dùng nĩa nghiền cho chúng nhỏ hơn và đưa từng chút vào miệng bé, tránh cho bé ngậm trong miệng quá nhiều thức ăn.

Khi bé đã quen, các mẹ có thể nghiền ít dần đến khi bé ăn được cả một miếng rau thái nhỏ và luộc mềm. Lúc này, các mẹ có thể cho phép bé nhặt miếng thức ăn nhỏ và tự đưa vào miệng. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể trộn thức ăn nghiền và một ít thức ăn thái nhỏ cùng nhau chứ không nhất thiết phải cho bé ăn toàn thức ăn thái nhỏ.

Có thể nhiều mẹ sẽ thắc mắc vì sao lại phải trộn hai loại thức ăn lại với nhau? Đơn giản là vì bé không thể nhai đầy một thìa thức ăn thái nhỏ lổn nhổn trong miệng khi bé chưa quen hẳn với kiểu ăn này.

Các mẹ có thể cho phép bé nhặt miếng thức ăn nhỏ và tự đưa vào miệng.

Các mẹ hãy yên tâm vì chỉ vài ngày sau là bé đã có thể bắt đầu ăn ngon lành finger food (thức ăn được thái nhỏ vừa, dài bằng ngón tay bé để bé từ bốc ăn được). Một mẹo nhỏ các mẹ nên nhớ đó là cho ăn khi bé đang đói sẽ khiến bé sẽ tập trung ăn hơn là chơi với thức ăn đấy.

Các loại thức ăn dặm cho bé có thể ăn lúc này xem ra vô cùng phong phú về hình thù, màu sắc và độ thô mịn. Những loại thực phẩm sau đây bé đều có thể ăn được như: Bánh gạo, rau luộc mềm, hoa quả mềm như chuối, đu đủ, quả bơ, sữa chua, hay các loại tinh bột nấu kĩ (mì trứng, mì pasta, bánh phở, bún sợi nhỏ, cơm nát, ruột bánh mì, gà luộc mềm, đậu phụ luộc, các loại ngũ cốc chưa xay xát kĩ sẽ có nhiều vitamin hơn loại trắng tinh được xay xát kĩ).