Sau khi sinh, tình trạng tắc tia sữa sẽ khiến các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ vô cùng khó chịu và bất an. Ngực lúc nào cũng trong trạng thái căng cứng, đau đớn khi chạm vào và đôi khi ngực còn sưng đỏ và nóng khiến các mẹ rất khổ sở.
Tắc tia sữa sau khi sinh là gì?
Tắc tia sữa (tuyến sữa) là tình trạng hệ thống ống dẫn sữa hay lỗ núm vú bị tắc và tia sữa không chảy ra được, rất thường gặp ở sản phụ trong những ngày đầu sau khi sinh và đôi khi cũng xảy ra trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Nếu điều trị không hiệu quả thì có thể dẫn đến viêm, áp- xe tuyến vú và kéo theo nhiều hệ lụy: mẹ mất sữa, bé không được bú sữa mẹ và phải dùng sữa công thức rất tốn kém.
Dấu hiệu nào chứng tỏ mẹ bị tắc tia sữa sau sinh?
Tắc tia sữa là triệu chứng dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường lẫn cảm giác của me. Quan sát nếu thấy những dấu hiệu sau nghĩa là mẹ đã bị tắc tia sữa, cần được điều trị sớm nhất có thể:
- Đầu tiên nhận biết tắc tia sữa là bầu ngực căng to. Mẹ vẫn cho bé bú bình thường, sữa vẫn ra đều nhưng ngực ngày càng căng to.
- Mẹ sẽ sờ thấy có một cục cứng, nhỏ trong ngực hoặc trên ngực mà khi chạm vào sẽ thấy đau.
- Thân nhiệt tăng, nóng sốt đi kèm với ngực sưng đỏ và nóng.
- Thông thường triệu chứng tắc tia sữa xuất hiện một bên nên dễ dàng để so sánh với bên còn lại.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng tắc tia sữa sau sinh?
Sữa được sản xuất ra tại nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú. Khi bé mút, núm vú gây ra kích thích khiến sữa chảy ra ngoài. Trên dòng chảy, vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (do bị lực tác động chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống) khiến cho sữa không thể thoát ra ngoài được.
Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, cơ thể mẹ vẫn tiếp tục tiết ra sữa làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn hơn.
>> Xem thêm: Cơ chế tiết sữa mẹ sau khi sinh
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tắc tia sữa ở các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ:
- Vì một số lý do nào đó mà trẻ gặp khó khăn trong việc bú sữa mẹ, chẳng hạn như ngậm vú không đúng cách hoặc bú không đủ sữa.
Bé ngậm vú không đúng cách hoặc bú không đủ sữa có thể khiến mẹ bị tắc tia sữa sau sinh
- Mẹ dùng máy hút sữa nhưng máy không đủ lực nên ngực mẹ vẫn còn đọng sữa.
- Mẹ không cho bé bú sớm và thường xuyên, không vắt sữa thừa khi bé bú không hết.
- Mẹ cai sữa đột ngột cho trẻ.
- Mẹ mặc áo ngực không vừa vặn hoặc khi ngủ nằm sấp tạo ra áp lực làm cho ống dẫn sữa bị nén hoặc tổn thương, khiến sữa bị tắc lại trong ống dẫn.
- Mẹ bị ốm hoặc cảm lạnh khiến mẹ không muốn cho trẻ bú như thường ngày hoặc không hút sữa thường xuyên nữa.
- Mẹ bị căng thẳng mệt mỏi làm cho cơ thể bớt sản xuất oxytocin – loại hormone giúp ngực tiết ra sữa.
- Mẹ làm phẫu thuật chẳng hạn như sinh thiết ngực. Khu vực làm phẫu thuật có thể can thiệp vào sự thoát sữa và gây ra tắc sữa ở ống dẫn. (Xem thêm: Có nên cho con bú khi mẹ từng nâng ngực thẩm mỹ?)
- Ngực bị nhiễm khuẩn: Có thể vi khuẩn theo đường máu đến, hoặc từ ngoài vào do mẹ vệ sinh đầu vú kém trong thời gian cho con bú sữa mẹ. Khi bị nhiễm khuẩn, hệ thống ống dẫn sữa bị viêm, chít hẹp và cũng làm cho sữa không thoát ra được.
Một số cách chữa tắc tia sữa sau sinh
- Cho trẻ bú sữa mẹ. Có thể mẹ thấy đau khi cho con bú ở ngực bị tắc sữa, nhưng cho bú thường xuyên rất quan trọng để làm ngực rỗng sữa giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn và giảm viêm nhiễm.
- Cố gắng cho bé bú ở bên ngực bị tắc trước. Nếu không thấy quá đau, mẹ cho bé bú ở bên ngực bị tắc sữa trước, vì ban đầu bé mút mạnh giúp khai thông ống dẫn. Nếu trẻ không muốn bú cho tới khi cạn sữa thì mẹ nên dùng máy hút sữa hoặc vắt cho hết sữa.
- Massage ngực. Xoa bóp nhẹ nhàng nhưng chắc chắn ở vùng ngực bị đau, bắt đầu từ phía ngoài ngực và hướng về núm vú. Dùng gạc ấm trước khi cho con bú có thể giúp mở các ống dẫn và giảm nhẹ cơn đau, sưng.
- Thay đổi tư thế cho con bú. Ví dụ khi mẹ áp dụng cách bế nôi, thử cách ôm trẻ một bên như trái bóng (football hold) hoặc nằm cho con bú. Việc thay đổi tư thế này giúp các ống dẫn sữa được cạn sữa.
- Đặt bé áp sát ngực với cằm hướng về vị trí ngực bị đau. Cho bé ngậm quầng vú và bắt đầu bú mẹ. Làm thế giúp bé mút trực tiếp vào ống sữa bị tắc.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch, uống nhiều nước.
Ăn uống đủ chất là một trong những mẹo giúp mẹ chữa tắc tia sữa sau sinh
- Dùng thuốc Ibuprofen có thể giúp giảm đau và kháng viêm.
- Nghỉ ngơi, đây là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hồi phục.
- Để ngăn ngừa bị tắc tia sữa, mẹ nên tránh kéo dài thời gian giữa các lần cho bé bú. Mặc áo ngực vừa vặn và không có gọng sắt nhằm tránh đè lên các ống dẫn sữa.
Cách chữa tắc tia sữa sau sinh với bài thuốc dân gian
Mẹ cũng có thể tham khảo một số cách chữa tắc tia sữa sau sinh với các bài thuốc dân gian sau:
- Lá mít non 30g, lá chè tươi 50g: nấu thành nước uống hàng ngày.
- Quả mướp tươi 250-300g: gọt vỏ, đun sôi với 100ml nước trong khoảng 15 phút, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Một trái đu đủ non: xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp lên bầu ngực bị đau.
- Men rượu: giã nhỏ, cho thêm rượu vào, sau đó mẹ bôi lên ngực và ủ khăn lại. Mấy tiếng sau dùng cơm nóng chờm và xoa bóp liên tục. Mẹ áp dụng hai ngày sẽ thấy hiệu quả.
>> Rượu gừng nghệ hạ thổ – Bài thuốc giảm mỡ bụng sau sinh hiệu quả