Tháp dinh dưỡng cho bé là trợ thủ đắc lực giúp các ông bố, bà mẹ biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng và thực đơn cho con mình một cách khoa học và hợp lý. Vậy tháp dinh dưỡng bao gồm những nhóm thực phẩm nào? Cùng mekhonghoanhao đi tìm câu trả lời nhé.
Dưới đây là năm nhóm thực phẩm quan trọng trong tháp dinh dưỡng cho bé:
1. Chất xơ:
Chất xơ là một thành phần carbohydrate có trong các thực phẩm thực vật. Chất xơ được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trái cây, rau quả, bánh mì ngũ cốc, các loại ngũ cốc, gạo nâu, các loại đậu, các loại hạt và hạnh nhân.
- Ở người lớn, việc hấp thụ nhiều chất xơ có khả năng giảm các nguy cơ liên quan đến các bệnh tiêu hóa mạn tính, một số bệnh như ung thư đại tràng, hội chứng ruột kích thích và viêm túi thừa.
- Ở các bé, chất xơ mang lại lợi ích là làm dịu chứng táo bón, tăng cường tần suất thường xuyên của nhu động ruột, làm mềm phân và giảm thời gian cần thiết để thực phẩm đi qua ruột.
2. Protein:
Protein là thành phần không thể thiếu trong tháp dinh dưỡng cho bé. Protein rất cần thiết cho sự tăng trưởng và sự vận động của cơ thể một cách thích hợp, bao gồm việc hình thành các mô mới và sản sinh các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm. Nếu cơ thể thiếu các axit amin thiết yếu (axit amin là các đơn phân cấu thành phân tử protein) sẽ dễ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng ở bé.
Các loại thực vật giàu protein như các loại đậu khô, ngũ cốc, các loại hạt, hạnh nhân, thịt, cá, sữa, sữa chua, pho-mát và trứng.
Ngoài ra thịt đỏ và các loại động vật có vỏ (sò, hến, tôm cua) không chỉ giàu protein mà còn cung cấp nhiều chất béo và cholesterol tốt. Mẹ nên chọn thịt nạc và loại bỏ phần mỡ trước khi nấu, đồng thời loại bỏ da gia cầm và chất béo dư thừa từ cá trước khi ăn nhé.
3. Chất béo
Con người không thể sống mà không có chất béo vì đây là một nguồn năng lượng giàu có, cung cấp các axit béo thiết yếu cần thiết cho một loạt các quá trình của cơ thể như sự trao đổi chất, quá trình đông máu và hấp thụ vitamin.
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ lượng chất béo cao, đặc biệt là một khẩu phần ăn chứa nhiều chất béo bão hòa có thể gây ra nhiều vấn đề bệnh tim mạch. Ở nhiệt độ phòng, các chất béo bão hòa ở dạng rắn và được tìm thấy trong thịt mỡ (như thịt bò, thịt lợn, thịt giăm bông, thịt bê, thịt cừu) và các sản phẩm từ sữa (sữa nguyên chất, pho-mát và kem). Chất béo có thể đóng góp vào sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch và về sau có thể dẫn đến bệnh động mạch vành. Một chế độ dinh dưỡng giàu chất béo bão hòa cũng có thể làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt là ở những người đã có hàm lượng cholesterol cao.
Vì vậy, mẹ cần giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt bằng cách luyện tập thể dục thể thao, ăn chất béo không bão hòa đơn (như trong oliu, dầu canola và trái bơ) thay cho chất béo bão hòa và bổ sung thêm chất xơ hòa tan.
Các bé sau 2 tuổi cần được cung cấp những thức ăn có chứa hàm lượng chất béo và chất béo bão hòa thấp hơn. Mẹ nên cho bé sử dụng các thực phẩm có hàm lượng chất béo và cholesterol thấp như thịt gia cầm, cá, và thịt nạc (bằng cách nướng than, nướng bằng lò, quay và không chiên), sử dụng bơ thực vật mềm (thay vì bơ cứng), các sản phẩm từ sữa ít chất béo và dầu thực vật có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, hạn chế ăn trứng.
4. Đường:
Mẹ nên cho bé tiêu thụ đường ở mức độ vừa phải thôi nhé. Đường chứa nhiều calo tuy nhiên calo này thường gọi là calo rỗng vì nó có rất ít giá trị dinh dưỡng bổ sung.
5. Muối:
Muối ăn, hay còn gọi là sodium chloride, có thể cải thiện mùi vị của các loại thực phẩm nhất định. Tuy nhiên, có một mối quan hệ giữa muối trong chế độ ăn và tình trạng cao huyết áp. Cao huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như đau tim và đột quỵ.
Năm nhóm thực phẩm trên đều rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nhớ bổ sung đầy đủ 5 nhóm thực phẩm này vào tháp dinh dưỡng cho bé một cách hợp lý và khoa học nhé!
Xem thêm:
Giám sát nhu cầu dinh dưỡng cho bé 5 -12 tuổi
Chọn lọc lọc dinh dưỡng cho bé từ thực phẩm