Không nên ăn gì và nên ăn gì khi bị tiêu chảy là câu hỏi khá thường gặp. Mekhonghoanhao sẽ giới thiệu cho bạn một số món ăn dễ tiêu cũng như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể sớm hồi phục.
Chế độ ăn Bratt
Đây là chế độ ăn được khuyến cáo dành cho cả người lớn và những bé bị tiêu chảy sau 24 giờ với các nguyên liệu bao gồm: chuối, sốt táo, gạo và bánh mỳ nướng. Trộn đều hỗn hợp trên với bánh quy hoặc súp.
Bạn có thể sử dụng món ăn này cả ngày hoặc ăn bao nhiêu tùy thích. Mặc dù mọi người thường thích ăn ngũ cốc nguyên hạt hơn, nhưng theo các chuyên gia y tế, nên dùng gạo và bánh mì trắng với hàm lượng chất xơ thấp khi đang bị tiêu chảy. Đặc biệt, bạn nên sử dụng sốt táo chứ không phải táo tươi, vì loại quả này có thể khiến cho đường ruột của bạn bị lỏng thêm.
Đây đều là các thực phẩm nhạt, ít xơ và giàu carbohydrat, giúp cho hệ tiêu hóa đang bị viêm nhiễm có thể làm việc một cách dễ dàng. Khi đã kiểm soát được tiêu chảy sau 24 giờ bổ sung nước sạch, chúng ta có thể sử dụng chế độ Bratt để giúp cơ thể tìm cách chấp nhận trở lại tiêu chuẩn ăn uống cân bằng bao gồm chất béo, protein và chất xơ.
Sau khi “chịu đựng” các thực phẩm nhạt trong vòng 24 giờ, bạn có thể thoải mái quay lại với các loại đồ ăn giàu chất xơ. Chế độ ăn này là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi nên ăn gì khi bị tiêu chảy đấy!
Tương miso
Nguyên liệu:
- ¼ chén (64g) tương miso
- 2 chén nước (475ml)
- 1 cây hành lá, cắt nhỏ
- 2 tép tỏi, băm nhỏ
Cách thực hiện:
- Múc tương miso vào trong một cái tô. Đun nước trong nồi cho đến khi sôi rồi hạ thấp nhiệt độ xuống.
- Đổ ¼ chén (60ml) nước sôi vào trong tô tương và khuấy cho đến khi hỗn hợp quyện lại với nhau.
- Cho hỗn hợp tương miso vừa trộn vào phần nước còn lại trong nồi và khuấy đều. Sau đó thêm hành vào.
- Chỉ cho thêm tỏi vào trước khi ăn (không nấu tỏi để giữ lại được các thành phần chính của nó).
Công dụng:
Miso là loại tương được lên men từ đậu nành và chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho sức khỏe (probiotics). Trong một nghiên cứu khoa học, người ta cho các tình nguyện viên bổ sung một số loại vi khuẩn có lợi cho sức khỏe; kết quả cho thấy các vi khuẩn này có tác dụng làm rút ngắn thời gian bị tiêu chảy.
Tuy các nhà khoa học chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng tương miso là một phương thuốc chữa bệnh tiêu chảy; nhưng nó tác dụng bù đắp lại lượng muối và kiềm lỏng bị mất đi. Tỏi sống có thể ngăn chặn được một số vi khuẩn, vi rút, sinh vật đơn bào và giun sán.
Súp gà 5 giây
Nguyên liệu:
- 1 chén (235ml) nước
- 1 viên súp gà, nghiền nhỏ
- ½ chén (80g) mì trứng còn sống
- 1 thìa (14g) thịt ức gà nấu chín và băm nhỏ
- Hạt tiêu đen
- Lá xô thơm hoặc húng tây khô
- 1 tép tỏi, băm nhỏ
Nên ăn gì khi bị tiêu chảy đây?
Cách thực hiện:
- Đun nước sôi sau đó giảm nhiệt độ xuống thấp.
- Rắc viên súp gà đã nghiền vào trong nước. Khuấy cho đến khi viên súp gà tan hoàn toàn.
- Cho mì trứng và thịt gà băm nhỏ vào nồi rồi rắc thêm tiêu và xô thơm hoặc húng tây để tăng thêm mùi vị.
- Cho tỏi vào ngay trước khi ăn.
Công dụng:
Nước dùng vừa chứa chất dinh dưỡng vừa dễ tiêu hóa, còn natri từ viên súp gà giúp phục hồi các chất điện phân cho cơ thể đang suy kiệt sau khi tiêu chảy. Một ít thịt gà sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn bắt đầu thích nghi lại với một lượng nhỏ protein.
Súp gừng – cà rốt
Nguyên liệu:
- 2 chén nước (475ml)
- 1 chén cà rốt rửa sạch, xắt nhỏ (130g)
- 2 muỗng canh bơ không muối (28g)
- 1 muỗng cà phê mật ong (7g) (không bắt buộc)
- ½ muỗng canh nước cốt chanh
- ¼ muỗng cà phê gừng tươi băm nhuyễn
- 1 viên súp rau
Cách thực hiện:
- Đun nước sôi trong một cái xoong rồi thêm cà rốt vào và nấu trong 7 phút cho đến khi mềm.
- Cùng lúc đó làm tan bơ trong một xoong nhỏ khác ở lửa nhỏ và cho mật ong (nếu có) vào khuấy đều.
- Trộn lẫn nước cốt chanh và gừng vào trong xoong này.
- Lọc bã cà rốt, giữ lại phần nước dùng, tiếp tục nấu trên bếp và thêm viên súp vào.
- Cho hỗn hợp bơ, chanh và gừng vào nồi nước cá rốt và đậy lại. Đun sôi khoảng 5 phút nữa.
Công dụng:
Súp và nước ép cà rốt là những cách trị tiêu chảy truyền thống ở phương Tây. Cà rốt có rất nhiều vitamin, nhiều loại trong số đó rất có lợi cho sức khỏe của hệ miễn dịch và các khoáng chất như kali, chất bị mất nhiều nhất khi tiêu chảy. Cà rốt cũng cung cấp thêm đường cho cơ thể. Cà rốt nấu chín thì dễ tiêu hóa hơn so với cà rốt sống.
Gừng có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu các cơn đau hay khó chịu ở dạ dày.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Bị tiêu chảy nên uống gì để bù nước? để giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn nhé!