“Tập cho bé ăn dặm từ khi nào thì được?” vẫn là câu được quan tâm nhất của các mẹ có con độ tuổi 5 – 6 tháng. Thông thường thì bố mẹ tập cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Nếu trước khi 6 tháng tuổi, bé nhà bạn chưa sẵn sàng, bạn đừng vội ép bé chuyển ngay lập tức sang chế độ ăn dặm quá sớm.
Để biết tập cho bé ăn dặm từ khi nào thì được và bé yêu đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa, mẹ cần quan sát bé để nhận ra 6 biểu hiện sau đây của trẻ:
1. Bé đói nhanh hơn
Thông thường bữa ăn chính của bé từ khi chào đời đến nay là sữa mẹ hoặc sữa công thức, vời thời gian và hàm lượng nhất định. Vào khoảng 6 tháng tuổi, nếu mẹ quan sát thấy bé thường xuyên đói bụng và đói nhanh hơn dù vừa bú xong, thì đó là dấu hiệu bé cần thêm nguồn thực phẩm khác giúp bé no lâu hơn.
2. Thức dậy vào ban đêm
Cơn đói bụng cồn cào lúc nữa đêm khiến bé chẳng thể nào ngon giấc và sẽ dậy quấy phá. Nếu để ý thấy bé đói bụng và thức giấc nữa đêm thì mẹ nên chuẩn bị bữa ăn dặm cho bé vào ngày hôm sau nhé!
3. Ánh mắt của trẻ
Khi bạn chế biến món ăn hoặc khi cả nhà ngồi vào mâm cơm, hãy đặt bé ngồi gần và quan sát cách bé nhìn các món ăn của người lớn. Nếu bé chăm chú nhìn và thèm thuồng thì “Mẹ ơi, ngày mai cho con ăn dặm đi nhé!”
4. Phép thử với miệng bé
Mẹ hãy lấy muỗng chấm vào trái cây (không có vị chua) hoặc rau củ quả nào đó và đưa đến gần miệng trẻ. Nếu trẻ há miệng thì chính xác là bé đã chuẩn bị cho việc ăn dặm. Bởi thông thường, trẻ con sẽ đẩy muỗng đi chỗ khác nếu như gặp vật thể có mùi đồ ăn lạ.
Ba mẹ đã biết tập cho trẻ ăn dặm từ khi nào thì được chưa?
5. Đưa mọi thứ lên miệng
Bé sẽ táy máy bàn tay và cầm nắm mọi thứ rồi sau đó đưa lên miệng. Hành động này giải thích cho 2 nguyên do: một là bé đã sẵn sàng ăn dặm hoặc là bé đang trong giai đoạn mọc răng.
6. Khả năng ngồi
Quan trọng hơn cả là khả năng ngồi, giữ thăng bằng đầu và cổ của trẻ. Chỉ đến khi trẻ có thể tự ngồi một mình thì bố mẹ mới nghĩ đến chuyện cho bé ăn dặm.
Nếu bạn cố tình tập cho bé ăn dặm quá sớm có thể khiến cho bé:
- Uống không đủ lượng sữa công thức hoặc sữa mẹ trong ngày
- Đường tiêu hóa non nớt của bé chưa sẵn sàng để tiêu hóa thức ăn dặm
- Tăng nguy cơ thiếu sắt cho bé
- Tăng nguy cơ bị eczema hoặc dị ứng cho bé
- Bé có thể bị sặc do chưa sẵn sàng cho việc tập nuốt thức ăn.
Bạn cứ từ từ, rồi con bạn cũng sẽ sẵn sàng với việc ăn dặm thôi. Khi nào bé bắt đầu sẵn sàng ăn dặm, bạn cố gắng đừng ép con ăn một lượng thức ăn theo đúng như trong các sách hướng dẫn mà tuỳ theo sự hấp thu của trẻ.
Không nên ép bé ăn nhiều khi mới tập cho bé ăn dặm
Tùy theo thể trạng và cơ địa của từng bé mà lượng thức ăn dặm có thể rất khác nhau. Bé yêu luôn biết mình có thể ăn được bao nhiêu, bạn chỉ cần tập trung chọn thực phẩm tốt cho con tùy theo từng lứa tuổi và tập cho con từ từ biết nuốt, biết nhai là được rồi. Bạn xem thêm Cân bằng dinh dưỡng cho bé ăn dặm để chuẩn bị những bữa ăn dặm tốt cho sức khỏe của con.
Bạn có thể cho bé ngồi trong ghế ăn và bắt đầu dùng bữa khi nào bé có những biểu hiện như:
- Huơ huơ tay và chân loạn lên
- Di chuyển đầu về hướng thức ăn
- Với với về chỗ có đồ ăn
- Há miệng khi bé nhìn thấy thức ăn
- Bé khóc nhè
Trong khi bé ăn, gia đình nói nhỏ thôi để không làm bé mất tập trung và luôn để mắt dõi theo bé cẩn thận vì bé có thể hóc hoặc nghẹn trong khi mới tập cho bé ăn dặm. Bé ngồi thẳng trên ghế cũng dễ dàng hơn là vừa nằm vừa ăn rất nhiều đó.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm các bài sau để có thêm thông tin khi tập cho bé yêu ăn dặm nè. Hy vọng ba mẹ sẽ sớm biết được mình sẽ tập cho trẻ ăn dặm từ khi nào nha!
>> Cách tập cho bé ăn dặm đơn giản
>> Tập cho bé ăn dặm khi nào và mẹ cần biết gì