Vào những ngày đông giá rét thì việc tắm hay ngâm chân nước gừng cho bé sẽ là giải pháp hữu hiệu trị sổ mũi cho bé. Nhưng không chỉ bé, phương pháp này còn có tác dụng giữ ấm cơ thể và phòng ngừa nhiễm lạnh, cảm cúm cho cả gia đình nữa đấy. Cùng xem cách ngâm chân nước ấm với gừng ngay dưới đây nhé!
Ngay sau khi áp dụng, mẹ và bé có thể thấy người vô cùng dễ chịu. Kể cả khi đã xuất hiện các triệu chứng cảm và sổ mũi thì việc tắm hay ngâm chân nước gừng cũng giúp giảm bớt các triệu chứng cảm và làm dịch đờm loãng ra.
Cách tắm nước gừng
Mẹ và bé có thể ngâm mình trong bồn tắm có chứa khoảng 20g gừng đập dập (1 nửa bát con gừng), 1 bát con muối khoáng Epsom hoặc muối thường nếu nhà không có sẵn và nước nóng vừa. Mẹ dùng khuỷu tay để kiểm tra nước nóng đến ngưỡng mẹ có thể chịu được hoặc nước khoảng 37-39oC.
Chỉ cần 5 phút nằm trong bồn và để nước ngập đến vai (nhớ để ngập vùng phổi của mẹ và bé), mồ hôi trên người cả 2 mẹ con bắt đầu vã ra xối xả, từ mặt, cổ và khắp người cứ như đang chơi thể thao vậy.
Sau khi đã tắm gừng xong, mồ hôi vẫn tiếp tục vã ra trong khoảng 1 vài giờ vì vậy mẹ và bé nên mặc áo cotton để thấm mồ hôi. Mẹ nhớ cho bé uống thật nhiều nước sau khi tắm để tránh mất nước, lau khô người và đi tất để giữ ấm chân nhé.
Ngâm chân nước gừng cho bé
Ngoài việc tắm nước gừng, mẹ có thể hòa hỗn hợp gừng, muối này vào 1 chậu lớn nước nóng cho cả mẹ và bé ngâm chân.
Trong khi ngâm, mẹ nhớ thỉnh thoảng nhấc chân bé ra và chế thêm nước cho chậu nước đủ nóng. Sau khi ngâm khoảng 30-45 phút, mẹ có thể lau khô chân bé, để cho khô chân và đi tất vào giữ ấm.
Ngâm chân nước gừng cho bé
Lưu ý: Mẹ nhớ để ý xem da bé có bị dị ứng với gừng không để giảm bớt lượng gừng cho vào bồn tắm hay chậu ngâm chân.
Vào những ngày mùa đông, những miếng lót giầy bằng bột gừng cũng có thể giữ ấm chân cho cả gia đình rất tốt. Nếu mẹ muốn phòng bệnh cảm lạnh hay cúm cho bé thì mẹ có thể cho bé ngâm chân nước gừng hay tắm nước gừng thường xuyên, khoảng 2 lần/tuần, việc này giữ ấm cho bé rất tốt đấy.