Nếu bé yêu nhà mình thường xuyên bị dị ứng với vật nuôi thì điều đầu tiên mà mẹ cần làm là tìm hiểu nguyên nhân nào làm bé bị dị ứng, để từ đó có cách điều trị phù hợp.
Các loại vật nuôi như chó, mèo, chim, vẹt hay thậm chí là một số loài gặm nhấp như chuột hamster đều là những động vật có thể làm bé bị dị ứng, vì vậy mẹ cần cẩn thận hơn nếu bé bị dị ứng loại này nhé.
Bị dị ứng vật nuôi là gì?
Dị ứng ở trẻ em do vật nuôi là một loại phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với những chất bay ra từ lông súc vật, nước bọt, nước tiểu hoặc phân của chúng. Lông súc vật và râu, bản thân nó thường không phải là tác nhân gây dị ứng, nhưng chúng lại có thể dính thêm phấn hoa, bụi, mốc, hay các loại dị nguyên (chất gây dị ứng) khác.
Khi bị dị ứng với vật nuôi, hệ thống miễn dịch của bé sẽ được hoạt hóa và phóng thích ra histamine cùng với hơn 40 loại hóa chất trung gian khác để chống lại tác nhân dị ứng đó. Histamine gây kích ứng mũi và đường dẫn khí, trong khi các hóa chất trung gian lại có thể gây ra các triệu chứng dị ứng thông thường sau đây: chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi, và các triệu chứng giống hen suyễn như ho và thở khò khè. Nếu các chất gây dị ứng tiếp xúc với da của bé, có thể làm xuất hiện các hồng ban hoặc tổ đỉa trên da.
Cảnh giác với các loại vật nuôi
Mỗi loại súc vật, bao gồm chó, chuột hamster, chuột lang, và đặc biệt là mèo đều có thể làm bé bị dị ứng.
– Chó: Một số chuyên gia về dị ứng và bác sĩ thú y cho rằng chó có khả năng gây dị ứng, tuy nhiên, một số khác lại không tán thành. Một số người cho rằng những loài chó lông ngắn như chó lông xù thường ít gây dị ứng hơn các loài chó lông dài khác. Tuy nhiên, trên thực tế thứ gây ra dị ứng không phải là lông mà chính là các chất bay ra từ lông của chúng.
– Mèo: Các chuyên gia cho rằng tất cả các loài mèo đều có khả năng gây ra dị ứng như nhau, bất kể chúng thuộc giống loài nào. Tác nhân dị nguyên của chúng thường khó loại bỏ hơn so với loài chó – vì các chất ở lông mèo thường nhỏ và dính hơn so với chó, điều này đồng nghĩa với việc chúng dễ bay trong không khí để đến những chỗ xa hơn và sẽ bám trên những bề mặt đồ vật trong thời gian lâu hơn. Ngoài ra, mèo rất hay liếm lông của chúng nên bé sẽ có nhiều khả năng tiếp xúc với nước bọt của chúng nhiều hơn (nước bọt của mèo cũng được xem như là một tác nhân gây dị ứng).
– Các loài gặm nhấm: Những loài như chuột hamster, chuột nhảy hay các loài gặm nhấm khác cũng không được nuôi trong nhà nếu như bé yêu nhà mình mang cơ địa dị ứng. Dù cho mẹ có nhốt chúng trong chuồng thì cũng không thể tránh khỏi việc bé dẫm lên nước tiểu hay phân của chúng, dẫn đến dị ứng đâu.
– Bò sát: Các loài bò sát cũng không phải là lựa chọn khôn ngoan khi mẹ quyết định chọn thú nuôi trong nhà, vì chúng có thể mang theo mầm bệnh Samonella. Chủng vi khuẩn này gây ra tiêu chảy nặng và mất nước nghiêm trọng, dẫn tới tử vong cho trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời. Nếu vẫn lựa chọn nuôi bò sát thì mẹ cần phải tuân theo các chỉ dẫn sau:
- Rửa sạch tay sau khi sờ chúng
- Không hôn vật nuôi
- Không để thức ăn của gia đình gần vật nuôi
- Để chúng trong lồng, xa khỏi nhà bếp hay phòng ăn
- Cần vệ sinh lồng mỗi ngày.
– Chim: Một số loài chim (đặc biệt là họ nhà vẹt và vẹt đuôi dài) và phân của chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, gọi là viêm phổi quá mẫn. Các triệu chứng bị dị ứng thường bao gồm: khó thở tiến triển, cơ thể suy kiệt, sốt nhẹ, sụt cân và mệt mỏi. Tổn thương này sẽ để lại xơ sẹo trên nhu mô phổi và có thể dẫn tới tử vong.
Nếu tình trạng viêm phổi quá mẫn của bé không quá nặng, bé có thể hồi phục lại tốt hơn nếu mẹ đưa chim ra khỏi nhà và vệ sinh nhà ở thật sạch sẽ. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, các chuyên gia về dị ứng khuyên cha mẹ khi nuôi chim trong nhà cần phải theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời các triệu chứng dị ứng của con mình.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bé bị dị ứng với vật nuôi.