Những dấu hiệu chung của rối loạn thách thức chống đối (một dạng rối loạn hành vi) thường khởi phát trong suốt giai đoạn mẫu giáo. Đôi khi cũng có thể xuất hiện trễ hơn, nhưng hầu như luôn xảy ra trước tuổi thanh thiếu niên.
Nguyên nhân rối loạn thách thức chống đối
Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng cho dạng rối loạn hành vi này. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia vẫn tin rằng có sự kết hợp giữa những yếu tố nguy cơ về sinh học, tâm lý và xã hội góp phần vào sự hình thành rối loạn thách thức chống đối.
– Yếu tố sinh học:
- Cha mẹ của trẻ trước đây có thể có rối loạn tăng động, kém chú ý, rối loạn thách thức chống đối hoặc rối loạn cư xử.
- Cha mẹ của trẻ bị rối loạn hành vi, rối loạn khí sắc (như trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực).
- Cha mẹ của trẻ lạm dụng bia rượu hoặc chất gây nghiện.
- Trẻ bị suy giảm khu vực não đảm nhận trách nhiệm về khả năng lý luận, phán đoán và kiểm soát xung động.
- Sự mất cân bằng về các chất hóa học trong não của trẻ.
- Mẹ hút thuốc trong suốt thời kì mang thai.
- Trẻ tiếp xúc với các chất độc.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng.
– Yếu tố tâm lý:
Yếu tố tâm lý có thể là nguyên nhân của rối loạn thách thức chống đối
- Trẻ có mối quan hệ nghèo nàn với cha mẹ (ít tương tác, tương tác kém, tình yêu thương thấp…).
- Trẻ bị cha mẹ bỏ bê, không quan tâm.
- Trẻ gặp khó khăn hoặc không có khả năng hình thành các mối quan hệ xã hội hoặc các tín hiệu của quá trình xã hội.
– Yếu tố xã hội:
- Tình trạng đói nghèo.
- Môi trường sống lộn xộn.
- Bị lạm dụng.
- Bị bỏ bê.
- Thiếu sự giám sát.
- Cha mẹ bỏ mặc.
- Kỷ luật, cách nuôi dạy con không thống nhất giữa cha và mẹ.
- Gia đình không ổn định (ly dị, thường xuyên di chuyển chỗ ở).
Chẩn đoán rối loạn thách thức chống đối
Những dấu hiệu chung của rối loạn thách thức chống đối thường khởi phát trong suốt giai đoạn mẫu giáo. Đôi khi cũng có thể xuất hiện trễ hơn, nhưng hầu như luôn xảy ra trước tuổi thanh thiếu niên. DSM – V đã liệt kê đầy đủ các tiêu chí để chẩn đoán rối loạn thách thức chống đối. Để xét đến những tiêu chí này, trẻ phải có các hành vi sau:
- Có ít nhất 4 triệu chứng trong bất kì phân nhóm nào bao gồm: tâm trạng tức giận và cáu kỉnh; hành vi hay tranh cãi và chống cự người khác; mang tính hận thù (xem bên dưới).
- Các hành vi này xảy ra với ít nhất một người không phải anh chị em ruột của trẻ.
- Gây ra các vấn đề nghiêm trọng tại trường học và gia đình.
- Hành vi của trẻ tự diễn ra, không phải là do một vấn đề sức khỏe tâm thần nào khác (như rối loạn sử dụng chất, rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực).
- Kéo dài ít nhất 6 tháng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM – V bao gồm các triệu chứng về cảm xúc và hành vi:
Tâm trạng tức giận và cáu kỉnh:
- Thường mất bình tĩnh
- Thường dễ bị giận dỗi, tự ái hoặc khó chịu bởi những người khác
- Thường bị tức giận và bực bội
Hành vi hay tranh cãi và chống cự:
- Thường tranh cãi với người lớn hoặc người có uy quyền (như giáo viên, cha mẹ…)
- Thường không tuân theo hoặc từ chối làm theo những yêu cầu, quy tắc của người lớn một cách dữ dội
- Thường cố tình làm phiền mọi người
- Thường đổ lỗi cho người khác những sai lầm hoặc cách cư xử xấu của mình
Tính hận thù:
- Thường ác ý, hận thù
- Thể hiện hành vi hành vi ác ý hoặc hận thù ít nhất 2 lần trong 6 tháng qua.
Những hành vi này phải được biểu hiện thường xuyên hơn ở trẻso với các bạn đồng trang lứa của trẻ. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, những hành vi này phải xuất hiện hầu hết các ngày, trong ít nhất 6 tháng. Còn với trẻ từ 5 tuổi trở lên, hành vi phải xuất hiện ít nhất 1 lần 1 tuần, trong ít nhất 6 tháng.