Mẹ không hoàn hảo

Nguyên nhân và triệu chứng trẻ nói ngọng

Trẻ nói ngọng là khi trẻ bị một rối loạn ngôn ngữ khiến cho trẻ không thể phát âm rõ ràng. Nhiều trẻ nói ngọng một cách tự nhiên khi đang trong giai đoạn học nói và học cách phát âm, điều này rất bình thường và trẻ sẽ hết nói ngọng khi lớn lên.

Tuy nhiên, sẽ là bất thường nếu sau 5 tuổi mà trẻ vẫn còn nói ngọng. Nếu việc nói ngọng làm cho trẻ không thể giao tiếp với người khác được hoặc làm trẻ cảm thấy khổ sở, trẻ cần được chuyên gia về ngôn ngữ kiểm tra để tìm biện pháp can thiệp phù hợp.

Triệu chứng của chứng nói ngọng

Có 4 loại nói ngọng chính tương ứng với dấu hiệu đặc trưng:

Nguyên nhân trẻ nói ngọng

Nói ngọng là một rối loạn chức năng ngôn ngữ vẫn chưa biết rõ nguyên nhân. Những bất thường của lưỡi, xương vòm miệng và răng (bao gồm cả bất thường về số lượng răng cũng như vị trí răng) có thể khiến cho trẻ nói ngọng, nhưng đây không phải là nguyên nhân chính. Bị giảm chức năng nghe có thể khiến cho trẻ nghe không đúng, từ đó lặp lại cũng không đúng. Trong vài trường hợp, mặc dù trẻ không có bất thường thực thể nào cũng có thể nói ngọng. Có thể do trẻ đã bắt chước lại khi nghe người lớn hay một trẻ khác nói ngọng.

Giảm chức năng nghe cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng

Tình trạng trẻ nói ngọng cũng có liên quan đến sự phát triển chưa hoàn thiện của trẻ. Một số trẻ nói ngọng như một cách để gây chú ý. Những trẻ khác sẽ bắt đầu nói ngọng sau khi vừa trải qua một tình huống căng thẳng bất thường hoặc một chấn thương nào đó. Hành vi nói ngọng này có thể xem là một phần của hiện tượng thoái lui về thời kỳ mà trẻ cảm thấy an toàn hơn và có thể đi kèm những biểu hiện khác của sự thoái lui như tè dầm, ngủ trong phòng mà không tắt đèn…

Một nguyên nhân khác của việc trẻ nói ngọng là kết quả của tình trạng đẩy lưỡi. Lưỡi của trẻ sẽ dẹt và đưa ra phía trước trong khi nuốt và nói. Người ta cho rằng việc mút ngón tay, sử dụng núm vú giả quá nhiều, bú bình và tình trạng viêm đường hô hấp trên lặp đi lặp lại khiến cho tình trạng đẩy lưỡi xảy ra. Mút ngón tay, ngậm núm vú giả và bú bình làm cho lưỡi bị dẹt và các cơ của lưỡi không thể phát triển một cách bình thường được. Viêm đường hô hấp trên thường xuyên khiến cho trẻ bị nghẹt mũi và phải thở bằng miệng. Âm thanh khi trẻ nói sẽ dày và bị bóp méo khó nghe, điều này có thể là khởi đầu của nói ngọng. Khi trẻ phải ngậm miệng và răng để phát âm chữ /s/ hay /gi/ sẽ làm trẻ không thở được, vì thế trẻ sẽ cố gắng nói chuyện mà không cần phải ngậm miệng lại, từ đó trẻ có thể bị nói ngọng.

Xem thêm:
Chữa nói ngọng cho trẻ
Cách phòng ngừa trẻ nói ngọng