Mẹ không hoàn hảo

Những vấn đề thường gặp khi nuôi dạy con cái

Nuôi dạy con cái là vấn đề chung của các cặp vợ chồng hay tranh cãi bàn tán, cách nuôi dạy con tốt như thế nào? Cùng mekhonghoanhao tìm hiểu nhé!

Khi bạn và người bạn đời cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chăm sóc và quản lý con cái hàng ngày, sẽ có nhiều vấn đề xảy ra. Dưới đây là một số khó khăn mà các bậc cha mẹ hay gặp phải và cách xử lý:

Bất đồng ý kiến khi nuôi dạy con cái

Cha mẹ có thể có những cách nuôi dạy con cái, những luật lệ và mong đợi khác nhau đối với con. Chẳng hạn cha mẹ bất đồng trong việc cho con xem TV trước hay sau khi làm xong bài tập, quy định giờ đi ngủ, cách chọn bạn để chơi… Và khi bất đồng xảy ra, một phụ huynh chắc hẳn sẽ tìm cách làm suy yếu quyền lực của người kia.

Khi bất đồng ý kiến xảy ra, có thể làm một số việc sau để giải quyết vấn đề:

Khi bất đồng ý kiến, cha mẹ cần cùng nói chuyện với nhau rõ ràng về luật lệ và mong đợi của mình

 

Không giao tiếp với nhau

Nếu hai vợ chồng không nói chuyện với nhau về vấn đề mà gia đình đang đối mặt, một trong hai người có thể sẽ không được thông báo về những chuyện quan trọng.

Do đó, để tránh tình trạng này, để có thể nuôi dạy con cái tốt hơn, hai vợ chồng cần nói chuyện với nhau về những vấn đề quan trọng trong gia đình. Ít nhất là mỗi ngày một lần, bạn nên nói chuyện với người bạn đời của mình để xem xét những gì quan trọng đã xảy ra trong ngày, đồng thời nói về những vấn đề lâu dài mà gia đình sẽ phải đối mặt.

Luật lệ không rõ ràng khi nuôi dạy con cái

Luật lệ là một trong những điều phần quan trọng trong việc 

nuôi dạy con cái: Thái độ và luật lệ mơ hồ, không rõ ràng trong gia đình có thể khiến gia đình bất ổn.

Thông thường, cha mẹ lúng túng về việc giám sát con như thế nào, lượng thời gian để con tự do bao lâu là được… Cha mẹ thường không quyết định ở tất cả các mặt và điều này có thể làm cho trẻ cảm thấy bối rối, bất an.



Do đó, hai vợ chồng cần phải thống nhất với nhau trong cách dạy con, trong việc quy định các luật lệ, tránh tình trạng hai bên có suy nghĩ và thái độ trái ngược nhau. Sau đó, bạn thông báo cho toàn bộ gia đình biết về những quyết định đó.



Ví dụ: Nếu hai vợ chồng bạn thống nhất với nhau giờ giới nghiêm dành cho con là 9 giờ tối thì phải giữ đúng sự thỏa thuận này, chứ không phải vào một ngày đặc biệt nào đó, mẹ thì chỉ cho phép con đi tới 8g, cha thì “mấy giờ cũng được”. Luật lệ không rõ ràng và thống nhất sẽ gây bối rối cho trẻ đấy.

Cạnh tranh với nhau

Đôi khi cha mẹ có thể “ganh đua” với nhau để thu hút sự chú ý và tình yêu của con. Chẳng hạn như cha muốn con cùng đi câu cá, trong khi mẹ lại muốn con đi mua sắm cùng. Điều này có thể làm trẻ cảm thấy không thoải mái, này là một cách 

nuôi dạy con cái không tốt.



Cha mẹ có thể ganh đua với nhau để thu hút sự chú ý và tình yêu của con


Cho nên, cha mẹ cần tìm cách để hợp tác, không cạnh tranh với nhau, cam kết cùng tạo ra một mối quan hệ và cuộc sống gia đình hòa thuận hơn, không để sự khác biệt làm ảnh hưởng đến những mục tiêu chung. Điều đó không có nghĩa là bạn phải đồng ý với tất cả những gì mà vợ/chồng mình nói, mà nên linh hoạt để giải quyết vấn đề.

Khi đã thống nhất những quy tắc chung, mỗi người hãy cùng nhau thảo luận về những lĩnh vực mà mình “nắm chính” để cả hai cùng có trách nhiệm trong xây dựng tổ ấm gia đình.

Xung đột công khai không phải là cách nuôi dạy con cái tốt

Khi hai vợ chồng cãi nhau, họ thường đưa chuyện gia đình ra để tranh cãi. Nhưng thay vì giải quyết vấn đề một cách thân thiện, họ lại tranh luận gay gắt với nhau.



Đó không phải là một việc lành mạnh. Hai vợ chồng nên cùng học các kỹ năng giải quyết xung đột, bao gồm:

Hãy nhớ rằng cách bạn giải quyết xung đột trong gia đình cũng là cách con bạn học cách giải quyết sự bất đồng.



Nếu hai vợ chồng có bất đồng thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ gia đình. Những người có cuộc sống gia đình viên mãn không lơ đi những vấn đề trong hôn nhân. Họ luôn dành thời gian cho nhau và giải quyết những hiểu lầm, ganh tị và xung đột. Họ làm một cam kết để giao tiếp, khen ngợi và tha thứ cho nhau, cố gắng hiểu nhau và thường xuyên xem xét mối quan hệ đang trong tình trạng nào, cách nào để cải thiện nó…

 

Khi quan điểm của chồng/ vợ không giống bạn

Khi cùng nuôi dạy con cái, hai vợ chồng có thể xảy ra mâu thuẫn. Nhưng điều quan trọng là cần tập trung vào con và đặt sự khác biệt sang một bên. Thống nhất vuới nhau không nói về những chuyện khiến hai bên thêm khó chịu mà chỉ tập trung vào con.

Nếu người kia dùng lời nói hoặc dùng con cái để chống lại bạn, đừng phản ứng lại tương tự. Nhắc với người đó rằng đây không phải lỗi của con, không nên để chúng chứng kiến bạo lực giữa cha và mẹ; đồng thời không phản ứng lại cho đến khi người kia có thể bình tĩnh để nói chuyện.

Trẻ nói rằng chồng/ vợ bạn đang nói xấu về bạn

Khi con nghe bố mẹ nói xấu nhau, chúng sẽ lo lắng và buồn bã. Đây là những cảm xúc tiêu cực không nên có ở trẻ, vì vậy cần ngăn việc nói xấu nhau ngay lập tức. Một trong những cách nuôi dạy con cái không tốt ảnh hưởng đến con nhất đó là việc nói xấu nhau đấy cha mẹ ạ.

Hãy nói chuyện với người kia càng sớm càng tốt nhé, không đề cập việc con đã kể cho bạn nghe, mà nói về lý do vì sao con im lặng hoặc khó chịu thời gian gần đây. Nói với họ rằng, để con có thể hạnh phúc, hai người không được nói xấu nhau, dù vợ/chồng có thể không yêu bạn.

Cha mẹ cần ngăn việc nói xấu nhau, vì nó sẽ tạo nên những cảm xúc tiêu cực không nên có ở trẻ đấy

Nếu tình hình tệ hơn, bạn có thể nói với vợ/ chồng rằng mình đã nghe con kể chuyện đó, và bạn mong rằng người kia không nói những chuyện như thế với con. Hoặc bạn có thể tìm đến nhà tham vấn hoặc người hòa giải để hỗ trợ.

Nếu một người thường xuyên phá vỡ quy tắc

Cách nuôi dạy con tốt là khi bạn và vợ/chồng bạn cùng nhau thảo luận các quy tắc trong gia đình, nhưng khi người kia thường xuyên vi phạm, thì hãy cùng nhau nói chuyện về việc thay đổi quy tắc ngay lập tức và nhấn mạnh “tất cả vì con”. Nhưng trước khi có những quy tắc mới, cần giữ vững những quy tắc đã được đưa ra ban đầu nhé.

Nếu người kia thực sự không nghiêm túc trong việc thực hiện những quy ước đã đặt ra, bạn có thể nhờ người thứ ba can thiệp, có thể là một luật sư hoặc chuyên gia tâm lý.

Nếu người kia bỏ bê con

Nếu chồng/vợ quyết định không quan tâm hay chăm sóc con nữa, hãy cùng thảo luận về việc người kia sẽ làm gì trong việc nuôi dạy con cái. Đồng thời, luôn sẵn lòng “mở cửa” nếu họ muốn quay lại chăm sóc con, nhưng cho họ biết rằng, hãy lựa chọn thời điểm mà khi đó thuận lợi cho cả bạn và con.