Mẹ không hoàn hảo

Phòng ngừa và điều trị đúng bệnh bại não ở trẻ em

Bệnh bại não ở trẻ em là căn bệnh khiến nhiều ông bố bà mẹ lo lắng. Nếu biết cách phòng ngừa từ trước khi mang thai và sau sinh thì con bạn sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh. Trường hợp không may bé mắc phải tình trạng này, việc phát hiện và điều trị đúng sẽ giúp bé dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn.

Để biết nguyên nhân và các triệu chứng bệnh bại não ở trẻ em, mẹ có thể tham khảo ở bài viết: Dựa vào đâu để biết bé có mắc bệnh bại não ở trẻ em?

Phòng ngừa bệnh bại não ở trẻ em từ trước và trong khi mang thai

Mẹ cần biết rằng việc phòng ngừa bệnh bại não cho bé nên bắt đầu ngay trước khi mang thai, để giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương đến não bộ của bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên phụ nữ mang thai không nên hút thuốc lá, vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Bệnh bại não ở trẻ em có thể phòng ngừa

Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cẩn thận để giảm nguy cơ mắc bệnh bại não

Trong giai đoạn phát triển, bé vẫn có  nguy cơ mắc bệnh bại não nếu vùng não bị chấn thương hoặc gặp sự bất thường nào đó.

Vì vậy để không làm ảnh hưởng đến não bộ còn non yếu của bé, mẹ cần lưu ý:

Tuy nhiên, ngay cả khi bé được chẩn đoán không bị bệnh bại não, mẹ cũng nên chú ý đến những cột mốc phát triển quan trọng của bé để phát hiện xem có bất kì dấu hiệu bất thường nào hay không nhé.

Bệnh bại não không quá nghiêm trọng như tên gọi của nó, nhưng bệnh bại não ở trẻ em sẽ khiến các bé gặp khó khăn hơn trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Việc phát hiện và điều trị bệnh bại não ở trẻ em sẽ giúp bé dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn.

Điều trị bệnh bại não ở trẻ em bằng cách nào?

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh bại não ở trẻ em như việc sử dụng thuốc hay sử dụng các biện pháp hỗ trợ sẽ giúp bé kiểm soát được các triệu chứng của căn bệnh này. Nhưng tùy vào tình trạng của mỗi bé mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị hợp lý.

1. Dùng thuốc
Mặc dù thuốc không điều trị hoặc chữa hết được bệnh bại não nhưng phương pháp này góp phần kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc có thể được bác sĩ kê toa gồm có:

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bé và diễn tiến của bệnh, vì vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kì loại thuốc nào nhé!

Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kì loại thuốc nào

2. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cho bé mắc bệnh bại não

3. Phẫu thuật
Phẫu thuật thường có những hạn chế và đôi khi sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, vì vậy, trước khi quyết định phẫu thuật mẹ nên tìm hiểu các phương pháp trị liệu khác.

Hầu hết các loại phẫu thuật không giúp khôi phục hoàn toàn chức năng đi lại của bé bị bại não như những bé bình thường khác mà chỉ giúp cải thiện một phần, một số chỉ có thể giải quyết được những vấn đề trước mắt. Một số loại phẫu thuật thường gặp:

4. Vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu
Vật lý trị liệu giúp ngăn chặn các cơn co rút cơ bắp bằng cách kéo dãn các cơn co cứng của bé. Các bài tập vật lý trị liệu giúp bé mắc bệnh bại não kéo dãn cơ và tăng cường sức khỏe, bên cạnh đó, việc tham gia các hoạt động giúp bé cải thiện sự dẻo dai, sức chịu đựng và khả năng vận động.

Hoạt động trị liệu rất hữu ích trong việc giúp bé bại não độc lập, tự tin và rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết. Một số hoạt động trị liệu thường dùng như:

Chọn phương pháp điều trị bệnh bại não ở trẻ em phù hợp tùy với tình trạng của trẻ

5. Trị liệu ngôn ngữ, trị liệu nhai nuốt và trị liệu giao tiếp
Trị liệu ngôn ngữ giúp bé bại não cải thiện những khó khăn trong giao tiếp, nhai và ăn. Các nhà trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp bé:

Sống chung với bệnh bại não ở trẻ em

Tuy bại não thường không ảnh hưởng tới việc đi học hay kết bạn, và bé vẫn có thể làm được nhiều việc mà những đứa trẻ khác có thể làm, nhưng các bé bại não thường gặp khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày hơn so với những trẻ bình thường khác.

Mẹ hãy kiên nhẫn khi giao tiếp với bé mắc bệnh bại não, nếu không thể hiểu bé đang nói gì hoặc đang muốn làm gì, mẹ hãy cho bé thêm thời gian để nói hoặc làm việc đó.