Mẹ không hoàn hảo

Tìm hiểu quá trình chuyển dạ của mẹ mang song thai, đa thai

Quá trình sinh đôi, sinh ba cũng như các dấu hiệu chuyển dạ sẽ khác biệt thế nào so với các mẹ mang thai đơn? Một vài điểm sau đây sẽ cho mẹ thấy sự khác biệt này để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ của mình.

Quá trình chuyển dạ của mẹ mang song thai có thể ngắn hơn

Khi mang thai song sinh có thể bạn sẽ thắc mắc liệu mình có phải chịu đau đớn gấp đôi trước khi được ôm ấp hai thiên thần nhỏ bé của mình vào lòng không. Câu trả lời là không.

Thực tế, khi nói đến chuyển dạ, có lẽ bạn sẽ gặp thuận lợi hơn. Quá trình chuyển dạ khi mang song thai hoặc đa thai ở giai đoạn đầu thường ngắn hơn – có nghĩa là nếu bạn sinh thường, thời gian chuyển dạ sẽ ngắn hơn trước khi bạn bắt đầu rặn đẻ. Đó là điểm thuận lợi – bạn sẽ sớm bước đến phần khó khăn của sự chuyển dạ hơn.

Nhưng cũng có thể lâu hơn

Do tử cung của người mẹ đa thai giãn ra rất rộng, các cơn co thắt đôi lúc yếu hơn. Và co thắt yếu hơn nghĩa là có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để cổ tử cung mở tối đa, do vậy quá trình sinh đôi (sinh ba) cũng có thể diễn ra lâu hơn.

Quá trình chuyển dạ mẹ thai đôi (thai ba) sẽ được giám sát chặt chẽ hơn

Do đội ngũ y tế sẽ phải cẩn thận gấp đôi lúc bạn sinh, tình trạng của bạn trong khi chuyển dạ sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn so với hầu hết những phụ nữ mang đơn thai khác. Trong suốt thời gian chuyển dạ, có thể bạn sẽ được gắn hai (hoặc nhiều hơn) thiết bị theo dõi tim thai để bác sĩ có thể xem phản ứng với các cơn co thắt của mỗi thai nhi là như thế nào.

Từ sớm, bác sĩ sẽ cho theo dõi nhịp tim các em bé với các thiết bị theo dõi ngoài quấn quanh bụng; việc này cho phép bạn thỉnh thoảng rời phòng để đi dạo loanh quanh nếu muốn. Càng về sau của quá trình chuyển dạ, em bé A (nằm gần lối ra nhất) có thể được theo dõi tim thai bên trong bằng điện cực đặt trên da đầu trong khi em bé B vẫn được theo dõi từ bên ngoài.

Quá trình sinh đôi (sinh ba) sẽ được giám sát kỹ hơn so với mẹ mang đơn thai

Điều này không cho phép bạn đi đâu do bạn sẽ bị buộc vào máy móc (dù sao thì đến thời điểm này có lẽ bạn cũng không còn muốn đi dạo gì cả đâu). Bạn cần thảo luận trước với bác sĩ về việc theo dõi tim thai và việc đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc di chuyển của bạn.

Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ khi các dấu hiệu chuyển dạ “hỏi thăm”:

>> Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ đầu?

>> Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ tích cực?

>> Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ chuyển tiếp?

Có thể mẹ mang đa thai sẽ được gây tê ngoài màng cứng

Ngoài việc giám sát quá trình chuyển dạ chặt chẽ hơn, bạn cũng có thể được bác sĩ khuyến khích gây tê ngoài màng cứng, hay thậm chí là bắt buộc đối với các ca mang song thai hay đa thai, phòng trường hợp cần sinh mổ.

Nếu muốn tránh việc gây tê ngoài màng cứng, bạn hãy nói với bác sĩ, vì các quy định của bệnh viện và bác sĩ về việc này có thể không giống nhau.

Quá trình sinh đôi, sinh ba,…có thể diễn ra trong phòng phẫu thuật

Hầu hết các bệnh viện yêu cầu việc này, chỉ để tránh rủi ro, và phòng khi cần phẫu thuật khẩn cấp, vì vậy bạn hãy hỏi trước về việc sinh mổ. Nhiều khả năng là phụ nữ mang song thai sẽ chuyển dạ trong phòng thường trước khi được đưa vào phòng phẫu thuật lúc đến giai đoạn rặn đẻ.