Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có đờm bằng nước muối sinh lý là cách thiết thực và đơn giản nhất để dứt điểm tình trạng sổ mũi kéo dài, nhưng cha mẹ cũng không nên quá lạm dụng dung dịch này.
>> Cách tìm phòng khám nhi khoa uy tín tại Hà Nội nhanh nhất cho mẹ bỉm sữa
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng nước muối sinh lý
Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý thật sự có hiệu quả, nhưng mẹ không nên quá lạm dụng dung dịch này nhé. Tuy nhiên, nếu bé bị sổ mũi nặng hoặc đang trong mùa dịch bệnh mẹ có thể cân nhắc áp dụng cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ này:
Bước 1: Đầu tiên mẹ cần làm sạch mũi bé.
Bước 2: Chuẩn bị ít nhất 40 ml dung dịch nước muối sinh lý. Sử dụng một xi lanh để hút nước muối vào đầy ống hoặc bình thông rửa mũi cho bé bán ngoài thị trường (ví dụ loại Pari của Đức, giá khá đắt). Mẹ lưu ý là mọi dụng cụ dùng cho bé cần được làm sạch và tiệt trùng trước và sau khi sử dụng.
Giữ ống xi lanh nước muối ở thế thẳng đứng với ngón cái ở dưới cần đẩy và ống phun ở giữa ngón tay trỏ và ngón giữa. Nếu không dùng xi lanh, mẹ có thể dùng 04 lọ nước muối sinh lý 10 ml bán ngoài hiệu thuốc.
Bước 3: Rửa mũi cho bé. Với các bé đã biết ngồi, mẹ đặt bé ngồi, cho đầu bé hơi nghiêng về phía trước rồi dùng ống xi lanh bơm hết nước muối vào từng lỗ mũi của bé. Nước muối sẽ tự động chảy ra từ lỗ mũi bên kia.
Với các bé nhỏ hơn, mẹ bế bé ngồi gập người, đầu hướng về phía trước để nước mũi chảy ra, sau đó giúp bé lau sạch mũi. Mẹ có thể dùng ống hút mũi để hút hết đờm, dãi, dịch nhầy từ mũi cho bé nếu bé nghẹt mũi nhiều hơn và dùng thêm 1 tăm bông loại nhỏ thấm nước muối sinh lý để lau nhẹ kéo hết gỉ mũi cho bé.
Bước 4: Lặp lại thao tác với lỗ mũi kia, sau đó yêu cầu trẻ xì mũi ra rồi mẹ lau sạch nước mũi chảy ra cho trẻ. Trẻ tuyệt đối không nên hít nước mũi vào họng trong lúc này.
Với các trẻ nhỏ hơn, mẹ bế trẻ ngồi gập người, đầu hướng về phía trước để nước mũi chảy ra rồi mẹ giúp trẻ lau sạch mũi. Nếu bé còn quá nhỏ chưa biết xì mũi và bị nghẹt mũi, sau khi nhỏ nước muối, mẹ nên dùng ống hút mũi để hút hết đờm, dãi, dịch nhầy từ mũi cho bé. Các mẹ có thể sử dụng thêm 1 tăm bông loại nhỏ thấm nước muối sinh lý để lau nhẹ kéo hết gỉ mũi bám vào thành mũi cho bé.
Bước 5: Tiệt trùng ống xi lanh sau khi sử dụng. Với lọ nước muối nhỏ, mẹ nên dùng hết cả lọ mỗi lần.
Để tránh tình trạng lây lan nhiễm khuẩn có thể xảy ra, mỗi xilanh chỉ dành cho một bé dùng. Mẹ có thể thay xi lanh cho mỗi lần sử dụng nếu muốn. Lượng nước muối đã pha sẵn chỉ nên dùng tối đa trong vòng 3 ngày. Cách pha nước muối sinh lý mẹ tham khảo ở bài Cách pha nước muối sinh lý trị sổ mũi cho bé.
Mẹ cố gắng vệ sinh nhiều lần trong ngày (từ 2 -6 lần) nhằm làm sạch dịch nhầy tích tụ trong mũi cho bé nhé. Mời mẹ tham khảo thêm video để biết rõ các thao tác hơn nè:
Cách rửa mũi cho bé (nước muối đi từ mũi nọ sang mũi kia):
Những điều cần lưu ý khi rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
Dưới đây là vài lưu ý trong cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ cần biết:
Thứ nhất: Nhiều bà mẹ thường truyền tai nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của trẻ để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm!
Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề, thậm chí có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.
Trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn do niêm mạc mũi trẻ lúc này rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng và cay, nhất là nước tỏi đậm đặc. Ngay cả với người lớn, nếu dùng nước ép tỏi nhỏ mũi với nồng độ quá đặc cũng dễ bị bỏng niêm mạc mũi. Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử.
Hơn nữa, trẻ cũng sẽ khó thở bằng đường mũi mà buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì thế, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho trẻ.
Thứ hai: Việc rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý sẽ giúp mũi bé thông thoáng, giúp màng nhầy có độ ẩm nhưng không nên quá lạm dụng. Việc lạm dụng, sử dụng nước muối sinh lý quá mức có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nữa nên mẹ chỉ nên dùng trong những trường hợp cần thiết và trong giới hạn cho phép.
Xem thêm:
>> Cách rửa mũi khi bé bị sổ mũi
>> Cách trị sổ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý
- 9 Safe Alternatives for Treating Children’s Cold Symptoms. Tham khảo tại: <http://www.babble.com/baby/safe-alternatives-for-treating-colds/>. [Ngày 16 tháng 12 năm 2014]
- How to Get Your Nose to Stop Running With Allergies. Tham khảo tại: <http://www.wikihow.com/Get-Your-Nose-to-Stop-Running-With-Allergies>. [Ngày 17 tháng 12 năm 2014]
- 5 Ways to Get Rid of a Runny Nose. Tham khảo tại: <http://www.coldeeze.com/blog/cold-eeze-news/5-ways-to-get-rid-of-a-runny-nose>. [Ngày 17 tháng 12 năm 2014]
- Stuffy or runny nose – adult. Tham khảo tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003049.htm>. [Ngày 17 tháng 12 năm 2014]
- Hướng dẫn sử dụng Otrivin. Novertis Consumer Health S.A. [Ngày 17 tháng 12 năm 2014]
- Saline Nasal Sprays & Irrigation. Tham khảo tại: <http://www.med.umich.edu/1info/FHP/practiceguides/Rhino/saline.pdf>. [Ngày 17 tháng 12 năm 2014]
- Cách sử dụng nước muối dạng xịt Sterimar Nasal Spray. Tham khảo tại: <https://www.youtube.com/watch?v=5RDKjZ6tm-Q>. [Ngày 17 tháng 12 năm 2014]