Nuôi con

Sự phát triển của trẻ 2 -3 tuổi về mặt cảm xúc

Sự phát triển của trẻ 2 -3 tuổi về mặt cảm xúc sẽ có những thay đổi thất thường do bé đang trong quá trình học cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình.

Sự phát triển của trẻ 2 -3 tuổi về mặt cảm xúc – Câu chuyện của bé 2 tuổi

Sự phát triển của trẻ 2 -3 tuổi về mặt cảm xúc như thế nào? Không biết có giống với tớ không nữa, chứ dạo này tâm trạng tớ cứ thất thường lắm. Tớ vừa mới chơi đùa cùng các anh chị vui vẻ lại có thể khóc oà ngay được mà chẳng vì lý do gì. Giống như “bạn buồn”, “bạn vui”, “bạn giận dữ”, “bạn thờ ơ” trong đầu tớ đang đánh nhau ầm ầm để giành quyền kiểm soát cảm xúc vậy.

su-phat-trien-cua-tre-2-3-tuoi-ve-mat-cam-xuc-hinh-anh1

Sự phát triển của trẻ 2 -3 tuổi về mặt cảm xúc thay đổi thất thường

Đã thế, tớ còn luôn cảm thấy rất tò mò và muốn tìm hiểu mọi thứ, thậm chí là những điều nguy hiểm mà mọi người luôn cảnh báo tớ là không được phép đụng tới. Ví dụ như lần thấy ông nội thắp nhang bàn thờ ông địa, tớ chạy tới rút nhang ra chơi thế là bị bỏng đau ơi là đau. Hay lần tớ kéo khăn bàn ăn xuống làm chén đĩa rơi xổn xoảng, tí nữa thì bị bỏng nước canh mới sôi. May mà mẹ bế tớ lên kịp thời chứ không là tớ đạp phải mấy mảnh thuỷ tinh ấy và chảy máu rồi. Nghịch ngợm là thế nên mọi người cứ phải trông chừng tớ suốt, cứ thấy tớ đến gần nơi nào có thể gặp nguy hiểm là lại “bưng” tớ qua chỗ khác. Tớ cáu, vùng vẫy, kêu khóc ầm ĩ luôn.

Có lần tớ muốn lấy kéo cắt đuôi Kitty giống như mẹ hay cắt tóc cho tớ ấy, nhưng mẹ không cho tớ dùng kéo, thế là tớ quạu, cào vào mặt mẹ trầy một đường dài. Mẹ khá là giận, cho tớ đứng trong cũi một mình. Tớ cũng giận không kém, cứ gào lên đến khan cả tiếng. Nhưng mà hình như tớ chỉ quá đáng như vậy với ba mẹ hay ông bà thôi. Hôm nọ nhà tớ có việc nên mẹ nhờ dì Út qua trông chừng tớ. Tớ chỉ ngồi yên xem tivi, xem chán thì lôi giấy màu ra tô vẽ chứ không phá phách như mọi khi. Lúc mẹ về, dì Út thậm chí còn khen tớ ngoan hiền nữa cơ đấy. Hè hè, chẳng qua là vì tớ không biết nếu tớ nghịch thì dì Út có phạt hay đánh đòn tớ hay không nên chưa dám manh động thôi. Với lại khi có mẹ ở nhà, tớ tha hồ nghịch ngợm quậy phá mà không cần biết có nguy hiểm gì về sức khỏe hay không vì tớ biết mẹ sẽ luôn giải cứu tớ khi tớ gặp rắc rối.

su-phat-trien-cua-tre-2-3-tuoi-ve-mat-cam-xuc-hinh-anh2

Qua nhà dì Út thì tớ lôi giấy màu ra vẽ chứ không phá phách như mọi khi đâu nhé

Sau lần bất đắc dĩ làm bé ngoan ấy, mỗi lần mẹ nhờ ai đó trông tớ để đi ra ngoài là tớ lại ôm chân mẹ cứng ngắt và mếu máo khóc. Tớ không muốn bị bỏ ở nhà với người lạ tí tẹo nào đâu. Những lúc như thế mẹ phải nán lại dỗ dành tớ, bảo rằng mẹ chỉ đi một chút rồi về ngay. Mẹ còn khen ngợi bảo tớ rất ngoan biết ở nhà tự chơi chờ mẹ về làm tớ cũng xuôi xuôi.

Mẹ càng khen ngợi động viên tớ thì tớ càng tự tin làm những điều mình thích hơn, dĩ nhiên là vẫn nằm trong vòng kiểm soát và cho phép của mẹ. Ví dụ như mẹ khen tớ biết tự mặc quần áo, tự vệ sinh cá nhân, tự xúc đồ ăn giỏi, thế là tớ khoái chí tự mình làm hết để được mẹ khen hoài hoài.

Sự phát triển của trẻ 2 -3 tuổi về cảm xúc

Khi bé được 2 -3 tuổi, sự phát triển của trẻ về mặt cảm xúc sẽ có những thay đổi rõ rệt:

– Tâm lý bé buồn vui thất thường do bé đang trong quá trình học cách tự điều chỉnh cảm xúc.

– Bé có xu hướng muốn phá vỡ các giới hạn an toàn để khám phá mọi thứ xung quanh mà không lường trước được nguy hiểm. Vì thế ba mẹ, những người chăm sóc bé phải luôn trông chừng để đảm bảo an toàn cho bé.

– Khi không được làm những gì mình muốn, bé có khuynh hướng phản kháng, la khóc, đá, đạp thậm chí cắn người ngăn cản mình. Nhưng hầu như bé chỉ có thái độ với người thân quen, đối với người lạ bé sẽ dè chừng hơn do không đủ sự tin tưởng người mới.

– Ở tuổi này, khi bạn rời đi bé vẫn sẽ khóc lóc, đu bám để bạn ở lại. Khen ngợi và động viên bé là một trong những cách hay để bé tỏ ra ngoan ngoãn hơn.

– Bé 2 tuổi sẽ thể hiện 1 loạt cảm xúc từ dễ chịu đến giận dữ. Nếu bé có vẻ thụ động, hay buồn bã, đòi hỏi cao…hãy đến gặp bác sĩ để được tham vấn vì đây có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2014, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 6th edn, Bantam books, USA.  Trang 387.
  2. Your 24 –month-old’s social and emotional development: Playing together. Tham khảo tại:<http://www.babycenter.com/0_your-24-month-olds-social-and-emotional-development-playing_1273376.bc>. [Ngày 3 tháng 10 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com