Sức khỏe

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất ở trẻ, xảy ra do thiếu chất sắt do ăn uống, khiến không thể tạo ra đủ lượng huyết sắc tố cần thiết.

Cơ thể trẻ cần sắt để sản sinh ra huyết sắc tố (hemoglobin), nếu có quá ít chất sắt sẽ không đủ huyết sắc tố để tạo ra tế bào hồng cầu, từ đó gây nên bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.

Triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Trẻ bị thiếu máu nhẹ có thể không có triệu chứng, tuy nhiên, khi lượng sắt và máu xuống ở mức thấp, trẻ có thể có những triệu chứng như:

  • Trở nên cáu kỉnh, khó chịu
  • Khó thở
  • Thèm ăn một số loại thức ăn lạ
  • Ăn ít hơn bình thường
  • Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi hoặc ốm yếu
  • Đau lưỡi
  • Đau đầu hoặc chóng mặt

 

thieu-mau-do-thieu-sat-o-tre-lieu-co-nguy-hiem-hinh-anh1

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em thường gây ra những cơn đau đầu, chóng mặt.

Nếu tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn, bé có thể có những dấu hiệu như:

  • Mắt trở nên trắng nhợt hay nhuốm xanh
  • Móng tay giòn
  • Màu da nhợt nhạt

thieu-mau-do-thieu-sat-o-tre-lieu-co-nguy-hiem-hinh-anh2

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em sẽ khiến da bé trông tái nhợt đi.

Thiếu máu do thiếu sắt có thể làm cho trẻ giảm khả năng tập trung, giảm sự tỉnh táo từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ ở trường, vì vậy mẹ nên kịp thời bổ sung sắt trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em là do chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất sắt. Đối với trẻ ở độ tuổi mới biết đi, uống sữa bò quá nhiều mà không bổ sung thêm các thực phẩm chứa sắt trong chế độ ăn uống cũng có thể dẫn đến thiếu máu.

 

thieu-mau-do-thieu-sat-o-tre-lieu-co-nguy-hiem-hinh-anh3
Bé cần được cung cấp đầy đủ chất sắt trong khẩu phần ăn mỗi ngày

Các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em là:

  • Cơ thể không hấp thụ sắt tốt dù được bổ sung đầy đủ chất sắt
  • Mất máu trong một thời gian dài, thường là do rong kinh (đối với trẻ lớn) hoặc ra máu ở đường ruột đối với trẻ nhỏ
  • Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em có thể liên quan đến ngộ độc chì ở trẻ em nữa đấy.

Chẩn đoán thiếu máu bằng xét nghiệm

Các triệu chứng lâm sàng đôi khi khó có thể chẩn đoán chính xác tình trạng này nên để chắc chắn bác sĩ sẽ xét nghiệm máu nhằm đo lường mức độ sắt trong cơ thể thông qua:

  • Đo dung tích hồng cầu (Hematocrit)
  • Đo nồng độ Ferritin huyết thanh (Serum ferritin)
  • Đo lượng sắt huyết thanh (Serum iron)
  • Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC – Total iron binding capacity)
  • Đo độ bão hòa sắt (lượng sắt huyết thanh/TIBC) nhằm kiểm tra xem trẻ có đủ sắt cho cơ thể.

Điều trị và phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em như thế nào?

Để điều trị và phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em, việc đầu tiên mẹ nên làm là bổ sung lượng sắt vào khẩu phần dinh dưỡng của bé. Nếu muốn bé hấp thu sắt được tốt hơn, bản thân ba mẹ và cả bé nên bổ sung thêm vitamin C bởi loại vitamin này giúp chuyển hóa sắt có trong thức ăn thành sắt (III) dễ hấp thu tại ruột non hơn thay vì bị đào thải ra ngoài. Một số loại thức ăn giàu vitamin C như các loại trái cây họ cam quýt, rau quả tươi như mâm xôi, dâu tây,…

chan-doan-va-dieu-tri-benh-thieu-mau-do-thieu-sat-o-tre-hinh-anh
Sau khi ăn trứng gà, bé nên ăn rau quả giàu vitamin C để tăng sự hấp thụ chất sắt.

Những nguồn chứa sắt từ thực phẩm gồm có:

  • Quả mơ
  • Thịt gà, cá và các loại thịt khác
  • Các loại đậu, đậu lăng và đậu nành
  • Trứng
  • Gan
  • Yến mạch
  • Bơ đậu phộng
  • Nước ép mận
  • Nho khô và mận khô
  • Rau chân vịt, cải xoăn và các loại rau xanh khác

Các loại thức ăn giàu acid folic cũng tốt cho trẻ bị thiếu máu như các loại đậu khô, rau có màu xanh sẫm, mầm lúa mì và nước cam.

Đối với các bé dưới 1 tuổi không nên cho bé uống sữa bò, nếu bé đang bú sữa mẹ và có thể bắt đầu ăn thức ăn dạng rắn, mẹ nên bổ sung thêm thức ăn có thêm chất sắt cho bé. Nếu bé đang dùng sữa bột, hãy dùng loại sữa bột có bổ sung chất sắt để tránh việc trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Nếu mẹ đã duy trì cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý để bổ sung sắt nhưng tình trạng của bé vẫn không cải thiện, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc bổ sung sắt cho bé. Một số tên thuốc giúp bổ sung sắt như BeefIron Wine, Bifera, Elite Iron, Femiron, Feosol, Fergon, Ferrex 150, Hemocyt,…

Ngoài ra, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống bất kì loại thuốc bổ sung sắt hoặc vitamin nào vì nếu bé uống quá nhiều sắt có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc sắt.




  1. Anemia caused by low iron – children. Đọc thêm tại <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007134.htm>.  [Ngày 11 tháng 12 năm 2014].
  2. Anemia-and-Your-Child. Đọc thêm tại: <http://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/chronic/Pages/Anemia-and-Your-Child.aspx>.  [Ngày 11 tháng 12 năm 2014].
  3. Anemia and Pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.ucsfhealth.org/education/anemia_and_pregnancy/>.  [Ngày 11 tháng 12 năm 2014].
  4. Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/description/drg-20070148>. [Ngày 11 tháng 12 năm 2014]
  5. Thiếu máu ở trẻ em. Đọc thêm tại: <http://yhoccongdong.com/thongtin/thieu-mau-o-tre-em/>. [Ngày 03 tháng 02 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com