Kiến thức tiêm phòng trước khi mang thai cần nắm rõ: Để một đứa con sinh ra khỏe mạnh, nền tảng quan trọng nhất là người mẹ phải thật sự khỏe cả trước và trong suốt thai kỳ. Bởi sức đề kháng của mẹ khi mang thai không “khỏe” như mọi khi, nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì đó mà tăng lên. Do vậy, việc tiêm phòng trước khi mang thai là hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ cần tiêm những loại vacxin nào và tiêm trước khi mang thai bao lâu là phù hợp? Câu trả lời ở nội dung bên dưới, cùng khám phá nhé!
Vì sao phải tiêm phòng trước khi mang thai?
Tiêm phòng trước khi mang thai là việc cực kỳ quan trọng và không thể “vắng mặt” trong danh sách cần chuẩn bị trước khi mang thai. Tại sao ư? Bởi khi mang thai, hệ thống miễn dịch cơ thể mẹ sẽ yếu hơn bình thường. Do đó, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm của mẹ cũng vì vậy mà tăng lên.
Tiêm phòng trước khi mang thai đúng cách: Đừng đề phí tiền mà không hiệu quả
Dù sao “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh” và việc tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ thai nhi tránh khỏi các bệnh nguy hiểm như Rubella, viêm gan B,… Đây cũng là cách tốt nhất để bảo vệ cho cả mẹ nữa, tránh những rủi ro đáng tiếc. Vì thế các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nói chung và các chị em có kế hoạch mang thai đều được khuyên đi tiêm phòng để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Những loại vacxin cần tiêm phòng trước khi mang thai có giống nhau ở mọi phụ nữ?
Không hẳn là giống nhau bạn nhé. Trước khi tiêm phòng, chị em cần được xét nghiệm máu để đánh giá chính xác lượng kháng thể và khả năng miễn dịch của bạn đối với từng loại bệnh. Dựa vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên tiêm phòng những loại vacxin gì và nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là phù hợp.
Có những loại vacxin bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng (như thủy đậu), hoặc trước khi mang thai 3 tháng (như Rubella). Hoặc cũng có một số loại vacxin bạn có thể tiêm phòng trong thời gian mang thai như vacxin ngừa cảm cúm, uốn ván… và tùy vào thể trạng mỗi người mà chị em sẽ được bác sĩ khuyên nên tiêm các loại vacxin có thể không giống nhau.
Cơ sở nào để xác định vacxin cần tiêm phòng trước khi mang thai?
Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai những vacxin nào dựa vào các yếu tố sau:
- Độ tuổi
- Điều kiện sống, tình trạng sức khỏe (ví dụ: bạn có bệnh mãn tính như hen suyễn hoặc tiểu đường hay không).
- Bạn cũng phải nói với bác sĩ những loại vacxin bạn đã được tiêm trước đó và thậm chí cả kế hoạch du lịch của bạn nữa đấy, vì có một số vacxin phải tiêm nhiều hơn 1 liều và thời gian tiêm liều tiếp theo phải chính xác để đảm bảo hiệu quả của vacxin.
Nếu bạn không còn lưu giữ lịch sử tiêm chủng của mình, bạn cũng đừng lo lắng quá, vì bác sĩ có thể kiểm tra được hầu hết các miễn dịch bạn đã có bằng cách xét nghiệm máu.
Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác lượng kháng thể bạn hiện có và khả năng miễn dịch của bạn đối với từng loại bệnh, từ đó cho bạn lời khuyên hợp lý nhất.
Vậy tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là phù hợp?
Với một số bạn mẫn cảm hoặc đã có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc đang ốm nặng, thường thì bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên tiêm ngay. Khi nào bạn khỏi ốm hoặc bác sĩ tìm được thuốc có tác dụng tương đương để tiêm cho an toàn thì lúc đó bạn sẽ quay lại tiêm sau.
Bạn biết đó, không phải tiêm phòng trước khi mang bầu loại vacxin nào cũng được đâu. một số loại bạn được phép tiêm phòng trong thai kỳ nhưng một số vacxin cần tiêm phòng trước khi mang thai đấy:
- Các loại vacxin sống: acxin HPV, vacxin ngừa cúm dạng xịt LAIV, vacxin ngừa sởi quai bị Rubella,.. thường được khuyến cáo không nên thụ thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm và khuyến cáo không tiêm phòng trong khi mang thai. Trường hợp nếu chẳng may mẹ không biết mình có thai mà tiêm vacxin MMR 3 trong 1 trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ chỉ cần làm tầm soát thai nhi để kiểm tra dị tật thật cẩn thận chứ không nhất thiết phải bỏ thai ngay.
- Vacxin ngừa thủy đậu (còn gọi là trái rạ): Nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng
- Vacxin ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà (Tdap): có thể được tiêm trong khi bạn đang mang thai còn vacxin ngừa cúm thì có thể được tiêm phòng trước khi mang bầu hoặc trong thai kỳ tùy thuộc vào thời điểm lúc đấy đang có dịch cúm hay không.
Có nhiều loại vacxin cần tiêm phòng trước khi mang thai
Điểm danh 4 loại vacxin nên tiêm phòng trước khi mang thai?
1. Tiêm phòng sởi quai bị Rubella trước khi mang thai
- Tiêm phòng sởi:
Nếu mắc sởi Rubella khi mang thai 3 tháng đầu: Tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh nếu mẹ mắc sởi ở tháng đầu tiên là 50%, tháng thứ 2 là 22%, tháng thứ 3 là 6%. Nếu mắc sởi Rubella khi mang thai các tháng sau: Thai nhi có nguy cơ chết lưu, bị đẻ non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát,…
- Tiêm phòng quai bị:
Quai bị là một bệnh do virut Paramyxovirus gây nên. Đây là một căn bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến mang tai, viêm màng não, vô sinh,… Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi càng cao nếu mẹ nhễm bệnh ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
- Tiêm phòng Rubella:
Virut Rubella lây truyền qua đường hô hấp, 90% trường hợp người mẹ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virus này ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của em bé trong bụng, thậm chí có thể để lại di chứng khi trẻ chào đời.
=> MMR: Bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng
Hiện đã có mũi tiêm tổng hợp phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella – vacxin 3 trong 1 (MMR) rất hiệu quả và an toàn có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh đến 90-95%. Chị em có thể chủ động tiêm phòng trước khi mang thai với vacxin này để phòng bệnh nhé. Nếu được tiêm vacxin này lúc nhỏ có khả năng bạn miễn dịch với “bộ ba” nguy cơ này, tuy nhiên chẳng có gì là chắc chắn cả cho dù đã được tiêm từ trước, bạn nên xét nghiệm lại nhé.
2. Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai
Đây là vacxin không thể bỏ qua nếu có ý định tiêm phòng trước khi mang thai vì phụ nữ mang thai bị thủy đậu chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các trường hợp mắc thủy đậu thông thường. Dưới đây là những nguy cơ thai nhi mắc phải nếu mẹ bị thủy đậu khi mang thai:
- Mắc thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu: Khoảng 0,4% nguy cơ thai nhi nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh (đặc biệt ở tuần 8-12 của thai kỳ) với các biểu hiện như sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tinh thần, nghiêm trọng nhất là có thể dẫn tới sảy thai hoặc thai chết lưu.
- Mắc thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu: Tỷ lệ thai nhi nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh lên tới 2% (đặc biệt ở tuần 13-20 của thai kỳ).
- Mắc thủy đậu nếu thai nhi lớn hơn 20 tuần tuổi: Ở giai đoạn này mẹ cũng đừng lo lắng quá vì hầu như thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bệnh thủy đâu.
- Mắc thủy đậu trước sinh 5 ngày và sau sinh 2 ngày thai nhi có sao không? Câu trả lời là có đấy và bé có nguy cơ nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa đủ thời gian để tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh.
=> Thủy đậu: Bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng
3. Tiêm phòng viêm gan siêu vi B trước khi mang thai
Viêm gan siêu vi B do virus gây ra và có thể lây truyền dễ dàng thông qua máu hay dịch cơ thể, điều này cũng đồng nghĩa thai nhi sẽ dễ dàng nhiễm bệnh nếu mẹ không tiêm phòng. Do vậy không chỉ người mẹ mang bầu mới cần tiêm chủng mà cả người chồng cũng cần tiêm phòng viêm gan siêu vi B.
- Nếu nhiễm viêm gan siêu vi B trong 3 tháng đầu: Khả năng thai nhi bị lây nhiễm khoảng 1%
- Nếu nhiễm viêm gan siêu vi B trong 3 tháng giữa: Thai nhi có nguy cơ bị nhiễm đến 10-20%
- Nếu nhiễm viêm gan siêu vi B trong 3 tháng cuối: Tệ hơn cả nếu mẹ bị nhiễm thời gian này, tỷ lệ này sẽ tăng lên đến 90% cơ đấy
=> Viêm gan siêu vi B: Bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng
4. Tiêm phòng cúm trước khi mang thai
Cảm cúm là căn bệnh khá phổ biến mà bất kỳ người nào cũng có thể gặp phải đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường như ở Việt Nam. Trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu mắc phải những cơn cúm kéo dài sẽ dẫn đến khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Triệu chứng của cảm cúm rất khó chịu: hắt hơi, sổ mũi đau đầu, rát họng,..ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại không thể sử dụng thuốc để trị các triệu chứng khó chịu này. Thậm chí, những cơn cảm cúm kéo dài có thể dẫn đến khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Do vậy, bạn nên có ý định tiêm phòng cúm trước khi mang thai đi nhé.
=> Cúm: Bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng
Danh sách những loại vacxin cần tiêm phòng trước – trong – sau khi mang thai
Tốt hơn hết là bạn nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ nếu có ý định tiêm phòng trước khi mang thai. Bên cạnh đó, vì có rất nhiều loại vacxin khác nhau nên bạn có thể tham khảo bảng phân loại vacxin theo từng giai đoạn như sau:
Vacxin | TRƯỚC
khi mang thai |
TRONG
khi mang thai |
SAU
khi mang thai |
Loại Vacxin |
Viêm gan siêu vi A (Hepatitis A) | Nên, nếu có chỉ định | Nên, nếu có chỉ định | Nên, nếu có chỉ định | Bất hoạt |
Viêm gan siêu vi B (Hepatitis B) | Nên, nếu có chỉ định | Nên, nếu có chỉ định | Nên, nếu có chỉ định | Bất hoạt |
HPV (Human Papillomavirus) | Nên, nếu có chỉ định, < 26 tuổi | Không, chưa nghiên cứu | Nên, nếu có chỉ định, < 26 tuổi | Bất hoạt |
Cúm IIV (Flu IIV – Inactive influenza vaccine) | Nên | Nên | Nên | Bất hoạt |
Cúm LAIV (Flu LAIV- Live attenuated influenza vaccine) | Nên nếu < 50 tuổi và khỏe mạnh. Không thụ thai trong vòng 4 tuần | Không | Nên nếu < 50 tuổi và khỏe mạnh. Không thụ thai trong vòng 4 tuần | Sống |
Sởi, quai bị, rubella
(Measles – Mumps – Rubella) |
Nên, nếu có chỉ định. Không thụ thai trong vòng 3 tháng | Không | Nên, nếu có chỉ định, tiêm phòng ngay sau khi sinh nếu có nguy cơ bị rubella cao | Sống |
Viêm màng não (Meningococcus)
|
Nếu có chỉ định | Nếu có chỉ định | Nếu có chỉ định | Bất hoạt |
Phế cầu khuẩn (Pneumococcal)
Polysaccharide |
Nếu có chỉ định | Nếu có chỉ định | Nếu có chỉ định | Bất hoạt |
Uốn ván/phong đòn gánh – Bạch hầu– Ho gà – (Tetanus – Diphtheria – Pertussis)/(TdaP) | Nên, nếu có chỉ định | Nên, thời điểm lý tưởng là từ tuần 27 đến 36 của thai kỳ | Nên, ngay sau khi sinh, nếu trước đó chưa được tiêm | Khử độc/ Bất hoạt |
Uốn ván – Bạch hầu (Tetanus/Diphtheria Td) | Nên, nếu có chỉ định | Nên, nếu có chỉ định. Nên tiêm Tdap thì hơn | Nên, nếu có chỉ định | Khử độc |
Thủy đậu
(Chickenpox/ Varicella) |
Nên, nếu có chỉ định. Không thụ thai trong vòng 4 tuần | Không | Nên, ngay sau khi sinh nếu có nguy cơ bị thủy đậu | Sống |
Và cuối cùng, một điều quan trọng chị em cần nhớ là lưu lại lịch tiêm phòng trước khi mang thai và giữ lại vỏ hộp những loại vacxin nào đã tiêm để bác sĩ dễ dàng theo dõi và tư vấn nhé!