Mẹ không hoàn hảo

Tìm hiểu đặc điểm tính khí của trẻ 5 -12 tuổi

Tính khí của trẻ (hay còn gọi là khí chất) mang tính bẩm sinh. Tuy nhiên, tính khí vẫn có thể thay đổi được nếu cha mẹ hiểu và giúp bé điều chỉnh trong những năm tháng đầu đời.

Tính khí của trẻ có thể thay đổi

Một số bé em có tính tình dễ chịu, bé có thể dự đoán, bình tĩnh và dễ dàng tiếp cận các trải nghiệm mới và theo chiều hướng tích cực.

Trong khi đó, một số bé khác lại gặp nhiều khó khăn, không có khả năng kiểm soát những trải nghiệm mới và không thể biểu đạt đúng cảm xúc của mình. Khi tính khí của bé không hòa hợp hoặc bất đồng với những thành viên khác trong gia đình, đó có thể là một thách thức lớn đối với mọi người.

Vậy mẹ có bao giờ thắc mắc, tính khí là gì? Và điều gì tạo nên tính khí của trẻ?

Theo các chuyên gia tâm lý, tính khí con người là một phẩm chất bẩm sinh, tuy nhiên nó có thể thay đổi thông qua những kinh nghiệm, sự tương tác của bé với người khác và với môi trường xung quanh. Đặc biệt tính khí của bé sẽ dễ thay đổi nếu cha mẹ sớm nhận ra và giúp đỡ bé điều chỉnh trong những năm đầu ở độ tuổi 6 – 8 tuổi.

Tính khí của trẻ có thể thay đổi thông qua những tương tác với mọi người xung quanh

Do vậy, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình nên nhận thức các đặc điểm tính khí để hiểu và giúp bé giải quyết những hiểu lầm có thể dẫn đến xung đột nhé!

Những đặc điểm tạo nên tính khí của trẻ

Có ít nhất 9 đặc điểm chính góp phần tạo nên tính khí của trẻ, đó là: mức độ hoạt động, sự nhịp nhàng và đều đặn về các hoạt động chức năng cơ thể, phương pháp tiếp cận và thu hồi, khả năng thích nghi, cường độ, tâm trạng, khả năng chú ý, sự xao lãng và ngưỡng cảm giác.

1. Mức độ hoạt động của : Là mức năng lượng biểu hiện trong các hoạt động và hành vi hàng ngày của bé (như di chuyển, bồn chồn hoặc bé có hành vi đứng ngồi không yên).

Mức độ hoạt động cao: Chẳng hạn khi học ở trường, những bé có mức độ hoạt động cao sẽ phải đấu tranh tâm lý và cố gắng để thích nghi với môi trường lớp học – nơi mà bé nghĩ bản thân phải ngồi yên trong thời gian dài.

Những bé này sẽ cảm thấy sốt ruột, đứng ngồi không yên, đôi khi có thể làm gián đoạn lớp học và khiến bé khó tập trung vào môn học. Tuy nhiên, mức độ năng lượng cao cũng có thể là một lợi ích cho bé nếu nó được chuyển theo hướng tích cực.

Mức độ hoạt động thấp: Những bé với mức độ hoạt động thấp sẽ thích nghi tốt với cấu trúc buổi học ở trường (ngồi yên trong thời gian dài), nhưng những bé này có thể được xem là người thụ động, ù lì.

Mức độ hoạt động chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính khí của trẻ, là trầm lặng, ít nói hay hoạt bát, sôi nổi!

2.Sự nhịp nhàng và đều đặn về các hoạt động chức năng cơ thể: Là sự hiện diện hoặc vắng mặt các hoạt động cơ thể hàng ngày của bé như ăn, ngủ, thói quen đi vệ sinh,…

Hoạt động mang tính đều đặn cao: Những bé thường hoạt động theo lịch trình, mang tính đều đặn cao có khả năng làm tốt theo cấu trúc buổi học (ngồi yên trong thời gian dài), nhưng bé có thể gặp các vấn đề nếu thay đổi thói quen hàng ngày (như gặp khó khăn trong một chuyến đi thực tế).

Hoạt động mang tính đều đặn thấp: Ngược lại, những bé có các hoạt động mang tính đều đặn thấp, không làm theo lịch trình, tuy gặp khó khăn khi làm theo những thói quen trên lớp, nhưng bé sẽ ít gây phiền phức nếu mọi thứ không đi theo kế hoạch thông thường.

3.Phương pháp tiếp cận và thu hồi: Là phản ứng ban đầu của bé với một kích thích mới (nhanh và dứt khoát hoặc chậm và do dự), cho dù đó là người, tình huống, địa điểm, thực phẩm, những thay đổi trong thói quen hoặc những thay đổi khác. Đây là đặc điểm cho thấy tính khí của bé vội vàng, hấp tấp hay bình tĩnh, thận trọng.

Vội vàng, hấp tấp: Một số bé tiếp cận những trải nghiệm mới với sự tò mò và cởi mở, nhưng bé cũng có thể nhảy vào trải nghiệm đó quá nhanh hoặc có phản ứng hấp tấp.

Bình tĩnh, thận trọng: Những bé có tính do dự thường lưỡng lự và xem xét một lúc trước khi tham gia với một người hoặc một hoạt động mới, điều này có thể khiến bé bỏ lỡ những trải nghiệm mới. Tuy nhiên, những bé có tính thận trọng sẽ ít có nguy cơ tham gia vào các hành vi nguy hiểm hơn những bé khác.

4.Khả năng thích nghi: Là mức độ dễ dàng hay khó khăn mà bé điều chỉnh trong tính khí của mình để thay đổi hoặc thích ứng với một tình huống mới, và cách mà bé có thể thay đổi phản ứng của mình.

Khả năng thích nghi nhanh: Những bé có khả năng thích nghi nhanh sẽ có khoảng thời gian thích ứng với điều kiện môi trường dễ dàng hơn và bé có xu hướng thay đổi theo môi trường.

Ở trường, những bé này sẽ sẵn sàng điều chỉnh để thay đổi bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh, nhưng cũng chính khả năng thích nghi nhanh này có thể khiến bé dễ dàng chấp nhận làm theo những giá trị hoặc hành vi không mong muốn từ bạn bè.

Khả năng thích nghi chậm: Nhiều bé cứng nhắc sẽ có khả năng thích nghi chậm, do vậy bé ít có khả năng bị tổn thương bởi những ảnh hưởng tiêu cực.
Tuy nhiên, do thích nghi chậm nên bé có thể gặp phải những tình huống căng thẳng và khó khăn mới ở trường. Những vấn đề này sẽ thay đổi liên tục và với số lượng ngày càng tăng khi bé lớn.

Khả năng thích nghi – Bé có thể thích nghi nhanh hoặc chậm

5.Cường độ: Là mức độ năng lượng khi bé phản ứng với một tình huống, dù theo hướng tích cực hay tiêu cực. Tính khí của bé được thể hiện khá rõ qua đặc điểm này.

Phản ứng mạnh: Một đứa bé với những phản ứng mạnh (như cười và khóc ầm ĩ, thể hiện rõ ràng sự yêu thương hay ghét thứ gì đó) thường đặt rất nhiều cảm xúc trong cách phản ứng của mình, vì vậy mọi người dễ dàng nhận thấy được cảm xúc của bé.

Nhưng những bé này dễ nhạy cảm với những lời nói của người khác, do vậy cha mẹ và giáo viên sẽ tốn nhiều công sức trong việc giúp đỡ bé đấy.

Phản ứng nhẹ nhàng: Một số bé khác lại có những phản ứng nhẹ nhàng hơn mặc dù bé vẫn cảm nhận tất cả những cảm xúc của mình. Đối với những bé này, cha mẹ và giáo viên dễ dàng dạy bé hơn, tuy nhiên cần phải cảnh giác với những dấu hiệu tế nhị (khó thấy) trong vấn đề này.

6.Tâm trạng: Là cảm xúc của bé được biểu hiện theo hướng tích cực hay tiêu cực, hoặc bé có những biểu hiện cảm xúc từ mức độ vui vẻ đến nhăn nhó, trìu mến đến gắt gỏng, thân thiện hoặc không thân thiện trong lời nói và hành vi của bản thân. Tâm trạng cũng là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện tính khí của trẻ.

Tâm trạng tiêu cực: Một đứa bé với tâm trạng tiêu cực có thể khó được chấp nhận bởi gia đình, giáo viên và bạn bè, do vậy sẽ rất khó để nhận biết các vấn đề thực sự về tâm trạng của bé.

Tâm trạng tích cực: Ngược lại, những bé luôn luôn có tâm trạng tốt thì sẽ dễ dàng phù hợp với mọi người hơn. Tuy nhiên, những bé này có thể có cách cư xử không chân thật với tất cả những trải nghiệm trong cuộc sống.

Tâm trạng – Cảm xúc của bé được biểu hiện theo hướng tích cực hoặc tiêu cực

7.Khả năng chú ý: Là khả năng tập trung của bé với một nhiệm vụ được giao (khía cạnh này của tính khí cho thấy khả năng chú ý tập trung hoặc dễ bị phân tâm của bé).

Khả năng chú ý cao: Khả năng chú ý cao liên quan chặt chẽ với sự thành công trong học tập. Những bé có tính tập trung và kiên trì quá cao có thể là người cầu toàn, do đó bé không có khả năng đánh giá khi nhiệm vụ đã hoàn thành đầy đủ hoặc miễn cưỡng xem lại vì bé cảm thấy nó vẫn chưa đủ tốt.

Khả năng chú ý thấp: Những bé có khả năng chú ý, tính kiên trì thấp có thể gặp khó khăn trong trường học vì bé có xu hướng trở nên bị kích thích khi bị gián đoạn hoặc khi nhiệm vụ trở nên khó khăn.

Tkhó khăn , bébé vào vấn đề. Tính khí này khiến bé khó có thể thành công trong tương lai.

8.Sự sao lãng: Là mức độ dễ bị phân tâm khỏi nhiệm vụ của bé do các kích thích từ môi trường (những hình ảnh hoặc âm thanh xung quanh).

Dễ bị sao lãng: Bé có thể dễ dàng bị sao lãng và thể hiện tính kiên trì thấp bằng cách từ bỏ nhanh chóng nhiệm vụ được giao. Bé chú ý đến mọi thứ đang diễn ra xung quanh và có thể bị chuyển hướng sang vấn đề khác bởi những suy nghĩ và mơ mộng của mình.

Khó bị sao lãng: Trong khi những bé khác lại có khả năng tập trung cao cho dù có bất kỳ sự gián đoạn nào. Tuy nhiên, bé có thể tập trung quá mức khi thời gian của việc làm đó đã hết và chuyển sang làm việc khác (ví dụ bé có thể bị thầy cô phạt vì lý do làm việc riêng trong lớp).


Bé có thể khó hoặc dễ dàng bị sao lãng bởi mọi thứ xung quanh
9.Ngưỡng cảm giác của bé: Là mức độ kích thích cần thiết để bé phản xạ lại. Một số bé phản ứng lại những kích thích yếu, tuy nhiên một số bé khác lại đòi hỏi mức độ kích thích mạnh hơn.
Ngưỡng cảm giác thấp: Bé nhạy cảm rất dễ nhận biết môi trường xung quanh và có thể bị mất tập trung bởi nhiều cách: quần áo (có thể bị ngứa), tiếng ồn (có thể làm bé mất tập trung), ghế (có thể quá cứng).
Những bé này thường có nhận thức cao hơn về suy nghĩ và cảm nhận của người khác, tuy nhiên ngưỡng cảm giác thấp có thể làm bé mất tập trung vào việc học và ảnh hưởng đến kết quả học tập của bé.
Ngưỡng cảm giác cao: Ngược lại, những bé ít nhạy cảm hơn thường có khả năng chịu được những kích thích từ môi trường hơn, nhưng có thể bé sẽ chậm chạp trong việc đưa ra những phản ứng với các tín hiệu cảnh báo từ môi trường (ví dụ như chuông báo trường học và thiết bị báo khói).