Vấn đề khác

Tìm hiểu nét đặc trưng của phong tục ngày Tết ở Việt Nam

Như bao quốc gia khác, Việt Nam chúng ta cũng có những phong tục rất riêng như thăm mộ tổ tiên, đưa ông Táo về trời, cúng giao thừa, dựng cây Nếu ngày Tết Nguyên Đán,…Mỗi phong tục ngày Tết ở Việt Nam đều mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng, tham khảo bài viết ngay để biết rõ hơn nhé!

Thăm mộ tổ tiên – Phong tục ngày Tết ý nghĩa

Thông thường là từ ngày 23 đến 30 tháng chạp hàng năm, các thành viên trong gia đình sẽ tụ họp đông đủ để cùng nhau đi thăm viếng, quét dọn mồ mả tổ tiên và đem theo đèn nhang hoa trái để mời hương hồn tổ tiên về ăn Tết cùng với con cháu.

Tìm hiểu nét đặc trưng của phong tục ngày Tết ở Việt Nam

Thăm mộ tổ tiên – Phong tục ngày Tết ý nghĩa của người Việt

Cúng ông Táo – Phong tục ngày Tết Nguyên Đán của dân tộc

Cúng ông táo là một trong những phong tục Tết Nguyên Đán của người Việt ta. Vào ngày 23 tháng chạp, mọi người làm mâm cơm đạm bạc cúng “thần bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Thông thường, mỗi gia đình mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép đế Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.

Tìm hiểu nét đặc trưng của phong tục ngày Tết ở Việt Nam hình ảnh 2

Cúng ông Táo – Phong tục ngày Tết ý nghĩa của dân tộc

Cúng giao thừa – Nét đặc trưng trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Một trong các phong tục ngày Tết ở Việt Nam phải kể đến đó là lễ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà. Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản năm cũ lên Thiên đình và đón người mới xuống làm nhiệm vụ quản lý Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao công việc hết sức khẩn trương nên các vị thần chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Khi thời khắc giao thừa vừa đến cũng là lúc con cháu cúng giao thừa trong nhà nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp nhiều điều tốt lành trong năm mới. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến một cách tinh khiết, trang nghiêm.

Tìm hiểu nét đặc trưng của phong tục ngày Tết ở Việt Nam hình ảnh 3

Cúng giao thừa – Nét đặc trưng trong phong tục ngày Tết ở Việt Nam

Phong tục gói bánh chưng, bánh giầy ngày Tết Nguyên Đán

Đây là một trong những phong tục ngày Tết ở Việt Nam độc đáo và hầu như nhà nào cũng có những chiếc bánh chưng, bánh giầy trên bàn thờ tổ tiên. Nó vừa mang nét văn hóa ẩm thực độc đáo, ngon lành, bổ dưỡng lại gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời và có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh. Bánh giầy tượng trưng cho trời, còn bánh chưng biểu tượng của đất. Nó thật xứng đáng là món ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Tìm hiểu nét đặc trưng của phong tục ngày Tết ở Việt Nam hình ảnh 4

Phong tục gói bánh chưng, bánh giầy ngày Tết

Tục dựng cây Nêu ngày Tết

Một trong những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam lâu đời có lẽ đó là tục dựng cây Nêu. Cây Nêu ở đây là cây tre dài khoảng 5 – 6 mét  được dựng trước sân nhà vào buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn Nêu có buộc nhiều thứ như vàng mã, bùa trừ tà, hình cá chép bằng giấy, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, giải cờ vải tây, tấm vải điều màu đỏ, hoặc đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai… Dân gian tin rằng những vật treo ở cây Nêu, cộng thêm những tiếng động của những chiếc khánh bằng đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…Và vào buổi tối, người ta còn treo một chiếc đèn lồng ở cây Nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu.

Tìm hiểu nét đặc trưng của phong tục ngày Tết ở Việt Nam hình ảnh 5

Tục dựng cây Nêu – Phong tục ngày Tết lâu đời của Việt Nam

Phong tục xuất hành và hái lộc đầu năm để gặp nhiều may mắn

Xuất hành là đi ra khỏi nhà đầu tiên trong ngày đầu năm để tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần và hỉ thần. Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn lấy một “cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước lành trong năm mới.

Tìm hiểu nét đặc trưng của phong tục ngày Tết ở Việt Nam hình ảnh 6

Phong tục xuất hành và hái lộc ngày Tết

Xin chữ may mắn đầu xuân

Đầu năm mọi người thường mong muốn, cầu xin những điều may mắn, tốt lành qua những cuộc hành hương về nơi linh thiêng nhất. Và xin chữ là một trong những hoạt động tâm linh ấy. Các thầy đồ tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin chữ cái tâm, cái tài của mình. Từ Bắc chí Nam, từ xuôi lên ngược, chẳng phân biệt giàu nghèo, sang hèn… ta thường bắt gặp những gương mặt giống nhau ở sự thành tâm xin chữ.

Tìm hiểu nét đặc trưng của phong tục ngày Tết ở Việt Nam hình ảnh 7

Xin chữ đầu xuân – Phong tục ngày Tết tao nhã


  • nghethuatamnhacsaigon.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com