Mặc dù tiêu chảy là bệnh thường gặp, nhưng nếu biết về nguyên nhân tiêu chảy và những vấn đề liên quan đế nó sẽ giúp bạn có cách trị tiêu chảy cũng như phòng tránh hiệu quả hơn đấy!
Nguyên nhân tiêu chảy
Có rất nhiều chứng bệnh có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Thông thường, nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tiêu chảy cấp tính.
- Các triệu chứng đi kèm bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, sốt nhẹ, chuột rút và khó chịu trong người.
- Các loại vi khuẩn khiến cho ống tiêu hóa bị viêm nhiễm bao gồm: các loại virus như rotavirus và Norwalk virus; các vi khuẩn E. coli, Salmonella, Shigella, Campylobacter và Vibrio cholerae; các sinh vật đơn bào như trùng roi và amip. Các độc tố do các vi khuẩn này gây ra cũng khiến cho chúng ta có nguy cơ mắc bệnh.
Dị ứng và không hấp thụ được một số loại thực phẩm (ví dụ không tiêu thụ được lactose) có thể là nguyên nhân gây ra các chứng xì hơi, chuột rút, tiêu chảy và nôn mửa. Dị ứng thức ăn còn là nguyên nhân dẫn đến chứng phát ban và sưng tấy niêm mạc hô hấp.
Ngộ độc thực phẩm và tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm độc (ví dụ: nấm độc) cũng thường dẫn đến nôn mửa. Sử dụng các thuốc kháng sinh làm phá vỡ hệ sinh thái bình thường của vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy. Thuốc kháng sinh làm phá vỡ môi trường sống của vi sinh vật bình thường là nguyên nhân gây ra tiêu chảy.
Ăn quá nhiều trái cây và nước ép trái cây cũng khiến chúng ta dễ bị đi ngoài. Lo lắng và sợ hãi quá mức có thể khiến cho ruột của chúng ta trở nên dốc đứng và trống rỗng.
Một vài bệnh mạn tính liên quan đến tiêu chảy kéo dài
Hội chứng ruột kích thích (còn gọi là hội chứng đại tràng co cứng), một tình trạng thay đổi nhu động ruột, có thể gây ra tiêu chảy xen lẫn với táo bón. Các bệnh viêm đường ruột, trong đó bao gồm bệnh Crohn và viêm đại tràng, gây tiêu chảy kéo dài (có thể kèm theo cả máu hoặc mủ), mệt mỏi, sốt, đau bụng và một số vấn đề về cân nặng.
Còn đối với bệnh Celiac (hay còn gọi là bệnh tiêu chảy phân mỡ), tiêu thụ gluten (một loại protein có trong lúa mỳ) sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch tấn công vào niêm mạc ruột. Tuyến giáp hoạt động quá mức cũng khiến cho tốc độ hoạt động của đường ruột gia tăng, điều này có nghĩa là cơ thể sẽ không có đủ thời gian để hấp thụ nước vào trong máu.
Điều trị các bệnh liên quan đến tiêu chảy
Vậy bị tiêu chảy nên làm gì?
Các bệnh mạn tính, nhất là tiêu chảy kéo dài, cần phải được điều trị y khoa một cách cẩn thận. Nên tránh ăn những loại thực phẩm khiến cho bạn bị dị ứng hoặc không hấp thu được.
Một cách để xác định được những loại thực phẩm cần kiêng khem đó là ăn thử các loại thức ăn mà bạn nghi ngờ mình bị dị ứng, ghi chép cẩn thận lại những loại thức ăn này cũng như chế độ ăn uống trong ngày của bạn, sau đó ngưng sử dụng tất cả các “thủ phạm gây dị ứng tiềm năng” trong vài ngày rồi sử dụng lại chúng lần nữa để xác định rõ.
Ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày (chứng viêm dạ dày và đường ruột) thường hết trong vòng 24-72 giờ. Trong suốt thời gian đó, điều quan trọng là cơ thể phải được nghỉ ngơi và bù đắp lại lượng nước đã bị mất bằng các loại nước sạch, nhưng không phải là nước lọc bình thường mà cần có thêm muối và đường.
Vậy bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?
Hãy tránh xa nước ép táo và nước ép mận, chúng sẽ làm cho bạn bị lỏng đường ruột. Đồng thời bỏ qua nhóm thực phẩm làm từ bơ sữa trong vài ngày cho đến khi cơ thể hoàn toàn bình phục, vì bạn sẽ tạm thời mất khả năng tiêu hóa các chất này. Nên ăn các loại đồ ăn nhạt, ít xơ và dễ tiêu hóa.
Khi bị tiêu chảy, cơ thể bạn sẽ mất khá nhiều nước, đừng quên uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm như cam, nước lúa mạch, bột yến mạch,…để bù nước sau khi bị tiêu chảy nhé. Xem thêm tại đây.
Trước khi các điều kiện và chế độ vệ sinh được cải thiện, rất nhiều người đã chết sớm vì các bệnh viêm dạ dày và đường ruột cũng như nhiễm trùng khác. Rất nhiều nơi trên thế giới còn thiếu thốn hệ thống cống rãnh, nước sạch và tủ lạnh để bảo quản thức ăn; và tại những nơi này vẫn còn nhiều người chết vì bệnh các bệnh liên quan đến tiêu chảy.
Một nghiên cứu thống kê được tiến hành vào năm 2010 cho thấy có gần 780 triệu người vẫn phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch để uống và 7,6 triệu trẻ em tử vong trước 5 tuổi vì thiếu nước. Trong đó, tình trạng viêm nhiễm đã cướp đi mạng sống của 4.9 triệu trẻ em (64%) trong số đó, và 801.000 em chết do tiêu chảy.