Nhiều mẹ khi mang thai tháng thứ 7 trở nên lo lắng về cân nặng của bé, vì có rất nhiều trường hợp em bé sinh ra bị nhẹ cân. Hãy cùng mekhonghoanhao tìm hiểu những nguyên nhân bé nhẹ cân để sớm có cách khắc phục mẹ nhé!
Trẻ nhẹ cân – nỗi lo khi mang thai tháng thứ 7
Một số trường hợp trẻ nhẹ cân có thể phòng ngừa từ trước, vì vậy, mẹ có thể làm được rất nhiều thứ để giúp con mình ngay từ khi mang thai.
Ở nước Mỹ, cứ 100 trẻ sơ sinh thì có 8 trẻ bị xếp loại là nhẹ cân (dưới 2,500 gr), và có khoảng 1 trên 100 trẻ sơ sinh thuộc tình trạng cực kì nhẹ cân (1,500 gr hoặc thấp hơn nữa). Nhưng tỉ lệ này sẽ thấp hơn đối với những trẻ có các bà mẹ được hưởng các dịch vụ y tế cũng như biết cách tự chăm sóc sức khỏe chu đáo.
Những nguyên nhân khiến bé nhẹ cân sau khi sinh
Mẹ sử dụng chất kích thích. Thông thường nguyên nhân bé nhẹ cân phổ biến nhất là do mẹ sử dụng thuốc lá, rượu hay các chất gây nghiện (đặc biệt là cocaine) khi mang thai. Lưu ý, nếu mẹ mang thai tháng thứ 7 còn sử dụng các chất này thì khả năng con bị nhẹ cân sau khi sinh sẽ cao hơn, vì vậy, mẹ cần bỏ ngay thói quen xấu này nếu muốn em bé được khỏe mạnh.
Mẹ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, nguyên nhân khiến bé nhẹ cân sau sinh có thể do mẹ bị suy dinh dưỡng, quá căng thẳng về mặt cảm xúc (nhưng không phải là những căng thẳng thông thường), và không được chăm sóc chu đáo trước khi sinh – và những lý do nêu trên đều có thể ngăn ngừa được.
Mẹ mắc bệnh mạn tính. Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như một số bà mẹ mắc các bệnh mạn tính cũng có thể sinh con nhẹ cân (tuy nhiên, nếu mẹ rơi vào trường hợp này thì vẫn có thể kiểm soát được nếu có sự hợp tác chặt chẽ giữa mẹ và bác sĩ).
Nếu mẹ bị huyết áp cao khi mang thai, điều này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thai và đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
Sinh non. Một nguyên nhân bé nhẹ cân chủ yếu nữa mà các mẹ cần biết lưu ý từ khi mang thai tháng thứ 7 là sinh non và như vậy em bé sẽ không có đủ thời gian để lớn lên. Nhưng bé nhẹ cân do sinh non sẽ khác với trường hợp bé nhẹ cân khi sinh đủ tháng, và trong một số trường hợp sinh non vẫn có thể phòng tránh được.
Đa thai. Nếu mẹ mang đa thai, bé cũng sẽ nhẹ cân khi sinh, vì các bé thường được sinh ra sớm hơn, và không có nhiều khoảng trống để phát triển trong tử cung (dạ con) như khi mang thai một em bé duy nhất.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chính có thể kiểm soát được mà mekhonghoanhao đã chia sẻ ở trên, bé nhẹ cân sau khi sinh còn do nhiều nguyên nhân khác mà mẹ không thể kiểm soát được.
Chẳng hạn như, bản thân người mẹ lúc được sinh ra trước đây cũng nhẹ cân, do nhau thai không tương xứng (inadequate placenta), hay do một rối loạn về gen nào đó. Việc sinh con cách nhau trong một khoảng thời gian rất ngắn (ít hơn 9 tháng) cũng có thể là một trong những yếu tố gây ra vấn đề này.
Nhưng thậm chí trong những trường hợp như thế thì việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý và chăm sóc tiền sản tốt (bắt đầu từ khi mẹ mang thai tháng thứ 7) vẫn có thể bù đắp và đảm bảo cân nặng cho trẻ được. Và ngay cả khi em bé sinh ra bị nhẹ cân thì vẫn có những dịch vụ y tế tiên tiến nhất để giúp cho bé có khả năng sống và phát triển một cách khỏe mạnh.
Nếu mẹ mang thai tháng thứ 7 cho rằng mình có đủ lý do để lo lắng về việc bé yêu sẽ bị nhẹ cân khi sinh ra thì hãy chia sẻ điều này với bác sĩ. Các chuyên gia sẽ tiến hành tiến hành kiểm tra hoặc/ và siêu âm để chắc chắn rằng thai nhi vẫn đang phát triển bình thường.
Nếu kết quả cho thấy bé con của mẹ khá nhỏ, bác sĩ sẽ tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và nếu khả thi sẽ có biện pháp khắc phục chúng.
Cách cải thiện tình trạng bé nhẹ cân
Có rất nhiều biện pháp hữu hiệu mẹ có thể làm để cải thiện tình trạng của em bé:
Cho trẻ bú sữa mẹ. Đây là một trong những điều tốt nhất mẹ có thể làm để giúp đỡ bé lớn lên khỏe mạnh.
Trong quá trình trẻ phát triển, hãy chắc chắn rằng em bé của mẹ được kiểm tra quá trình tăng trưởng và phát triển đều đặn.
Khi bé lớn lên, mẹ hãy quan tâm chú ý đến việc tăng cân của bé, việc tăng cân nhanh chóng có thể dẫn đến các vấn đề về cân nặng và sức khỏe của bé khi trưởng thành. Một chế độ ăn uống bổ dưỡng có thể giúp bé của mẹ phát triển đều đặn, nhưng mẹ hãy cẩn thận với các thức ăn công thức dinh dưỡng cao nhé!