Tổng quan về chức năng và cấu tạo tử cung phụ nữ. Cấu tạo tử cung, hay còn gọi là dạ con, là một khối cơ rỗng thuộc cơ quan sinh sản nữ và chịu trách nhiệm nuôi dưỡng bào thai trong suốt thai kỳ. Tử cung có khả năng giãn nở rất tốt. Đây cũng là một cơ quan rất khỏe, có thể co bóp cực mạnh để tống thai nhi ra trong quá trình sinh sản.
>> Hô danh các phòng khám sản phụ khoa uy tín cho chị em Hà Nội
Giải phẫu cấu tạo tử cung phụ nữ
Tử cung của một người phụ nữ có kích thước trung bình bằng khoảng một trái lê và nằm gọn trong phần trên của khung xương chậu, ngay phía sau bàng quang (bọng đái) và trước trực tràng.
Cấu tạo tử cung phụ nữ gồm 3 phần: Phần đầu hẹp của tử cung, còn được gọi là cổ tử cung, giúp liên kết tử cung với âm đạo ở bên dưới và có chức năng như một khối cơ co thắt để điều tiết các tác nhân ra vào bộ phận này.
Phần thân tử cung (hay còn gọi là thể vân) là khu vực mở rộng và rỗng nằm phía trên cổ tử cung, để trứng đã được thụ tinh hay còn gọi là hợp tử làm tổ và phát triển trong suốt quá trình mang thai của người phụ nữ.
Thành tử cung dày hơn lớp cơ ở cổ tử cung rất nhiều vì chúng có nhiệm vụ bảo vệ và nâng đỡ thai nhi trong quá trình phát triển, đồng thời phải đủ mạnh để đẩy bào thai ra khỏi cơ thể của người mẹ khi lâm bồn.
Phía trên cùng của tử cung là một khu vực có hình vòm, được gọi là đáy tử cung. Ở mỗi cạnh của đáy sẽ có một ống dẫn trứng vươn ra ngoài.
Thành tử cung được cấu tạo từ 3 lớp mô khác nhau:
- Lớp ngoài cùng gọi là màng tử cung. Đây là một lớp màng huyết thanh nối tiếp với màng bụng để bao phủ lấy các cơ quan chính của khung xương chậu. Màng tử cung bảo vệ bộ phận này khỏi các lực ma xát bằng cách hình thành một lớp biểu mô có vảy trên bề mặt và tiết ra huyết thanh để làm mềm bề mặt này.
- Lớp thứ hai nằm ở giữa gọi là lớp cơ tử cung và chứa rất nhiều lớp mô cơ nội tạng. Khi người phụ nữ mang thai, lớp này sẽ giúp tử cung giãn nở ra để chứa bào thai và co thắt lại khi sinh.
- Bên trong lớp cơ này là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là màng trong dạ con) được cấu thành từ một lớp biểu mô đơn giản xếp theo chiều dọc cùng rất nhiều tuyến ngoại tiết và một lớp mô mạch liên kết chặt chẽ với nhau để nâng đỡ và giúp phôi và thai nhi phát triển trong suốt thai kỳ.
Thế chức năng của tử cung là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt
Khi đến thời gian rụng trứng, lớp mô mạch ở niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho quá trình tiếp nhận hợp tử, hay trứng đã thụ tinh. Nếu trứng đi tới tử cung mà chưa được thụ tinh thì nó sẽ đi thẳng ra bên ngoài cơ thể và khiến các mạch máu của lớp niêm mạc teo lại.
Do đó lớp niêm mạc này sẽ bị bong tróc ra. Quá trình này diễn ra hàng tháng (khoảng 28 ngày) và được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
Mang thai
Trong trường hợp trứng thụ tinh thành công và trở thành hợp tử, nó sẽ làm tổ trên lớp niêm mạc rồi phát triển thành phôi thai và cuối cùng là bào thai.
Khi phôi phát triển thành bào thai, lớp niêm mạc sẽ thay đổi và hình thành nên nhau thai. Nhau thai giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu và oxy từ máu của người mẹ sang thai nhi, đồng thời chuyển CO2 và các chất thải trong quá trình trao đổi chất của bé vào máu của mẹ để đưa ra ngoài.
Đến cuối thai kỳ, tử cung đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh nở của người mẹ. Trước khi lâm bồn, từng đợt hormone kích thích co bóp các cơ bắp ở lớp cơ tử cung sẽ từ từ gia tăng cả về nồng độ lẫn cường độ tác động.
Cùng lúc đó, các mô cơ mềm ở cổ tử cung sẽ trở nên mỏng dần và giãn rộng ra (tăng kích thước đường kính từ dưới 1cm lên đến tối đa 10cm). Khi cổ tử cung đã nở đủ rộng, tử cung sẽ co bóp mạnh mẽ và lâu hơn cho đến khi em bé được tống ra khỏi đây, đi qua âm đạo và chào đời.