Mẹ không hoàn hảo

Tràn dịch màn tinh hoàn ở trẻ em – Kì cục mà không lạ

Bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em có tên gọi dân gian là bệnh “dái nước”. Đây là một trong những bệnh về tinh hoàn thường gặp ở những bé sơ sinh, nếu được điều trị tốt bệnh sẽ không ảnh hưởng đến tinh hoàn hoặc khả năng sinh sản của bé về sau.

Nguyên nhân gây ra bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em

Khi ổ bụng và bìu không được đóng kín hoàn toàn thì dịch từ ổ bụng sẽ đi vào túi bao quanh tinh hoàn tạo nên một khối lớn gọi là tràn dịch màng tinh hoàn. Tràn dịch màng tinh hoàn đôi khi có thể có liên quan tới chứng thoát vị. Ở những trẻ lớn hơn, tình trạng này có thể do xoắn tinh hoàn hay do chứng thận hư

Tràn dịch màn tinh hoàn ở trẻ em

Chẩn đoán bệnh tràn dịch màn tinh hoàn ở trẻ em

Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm  như:

Phương pháp soi đèn (Transillumination) được thực hiện bằng cách chiếu ánh sáng mạnh trên bìu, giúp nhìn rõ dịch bên trong. Phương pháp này cũng có thê giúp xác định các vấn đề khác như thoát vị bẹn.

Siêu âm: Bằng cách sử dụng sóng âm thanh để hiện thị hình ảnh của bìu trên màn hình. Phương pháp này có thể giúp xác định tình trạng tràn dịch và các vấn đề của bìu nếu có.

Không nên quá lo lắng

Mẹ hãy yên tâm bởi vì tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em thường tự biến mất trong vòng 1 năm, trong trường hợp tình trạng này kéo dài trên 1 năm thì mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được phẫu thuật đấy.

Nhưng mà với phẫu thuật này, mẹ không phải lo lắng quá nhiều đâu. Thông thường phẫu thuật chỉ kéo dài khoảng 30 phút và có khi bé còn được về nhà ngay trong ngày. Sau khi phẫu thuật, dịch lỏng sẽ được loại bỏ, khe hở ở khoang bụng sẽ được đóng lại và bé phải được đưa đi tái khám để kiểm tra lại vết thương chừng 2-3 tuần sau.

Bạn thấy đó, bệnh này chỉ thấy hơi kì cục thôi, chứ chẳng lạ chút nào, tràn dịch màng tinh hoàn cũng sẽ không làm ảnh hưởng tới tinh hoàn hoặc khả năng sinh sản của bé về sau. Nếu không khỏi thì bác sĩ cũng can thiệp và chữa khỏi được!

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ không ảnh hưởng đến tinh hoàn hoặc khả năng sinh sản của bé về sau

Tuy nhiên, trong trường hợp bìu của bé có dấu hiệu bị tổn thương và bé cảm thấy khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, thì cần được đưa đến gặp bác sĩ gấp. Vì đây có thể là dấu hiệu của “thoát vị bẹn” xảy ra khi 1 đoạn ruột cùng với dịch ở bụng đi vào bìu. Nếu điều này xảy ra và ruột mắc kẹt trong bìu, bé cần được phẫu thuật ngay để giải phóng đoạn ruột bị mắc kẹt và đóng khe hở giữa thành bụng và bìu.