Mẹ không hoàn hảo

Trẻ bị ho – Nguyên nhân và cách chẩn đoán

Việc trẻ bị ho là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang cố tống vật gây khó chịu ra ngoài, có thể là đàm nhớt hoặc vật lạ. Đôi khi bé có thể ho vài tiếng, việc này rất bình thường. Nhưng nếu như bé bị ho dai dẳng có thể là do bé đang gặp vấn đề.

Trẻ bị ho, nguyên nhân do đâu?

Trẻ bị ho cấp tính là khi cơn ho kéo dài ít hơn 3 tuần và mạn tính khi kéo dài hơn 8 tuần. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác nữa.

Các nguyên nhân thường gặp của ho cấp tính:

Các nguyên nhân khác:

Chẩn đoán nguyên nhân gây ho

Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cơn ho của bé. Khi đã loại trừ nguyên nhân do cảm lạnh hay cúm, bác sĩ nghi ngờ bé bị nhiễm trùng hoặc hen, có thể bé sẽ cần phải điều trị cho tới khi hết ho.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân cơn ho của bé dựa vào lời khai bệnh của bé và người nhà, kiểm tra sức khỏe và kết quả các xét nghiệm.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân trẻ bị ho dựa vào lời khai bệnh và kết quả xét nghiệm

Về phần hỏi bệnh, các bác sĩ sẽ hỏi về cơn ho lần này của bé. Bé đã bị bao lâu, lúc ho bé có khạc ra gì không (ví dụ như đàm nhớt) và bé ho có nhiều không. Ngoài ra các bác sĩ có thể hỏi thêm về các bệnh khác của bé, như bé có bị dị ứng, hen hay các chứng bệnh khác không. Nếu bé có cảm giác vị chua trong miệng, đó là dấu hiệu bé bị trào ngược dạ dày thực quản.

Để tìm kiếm các dấu hiệu liên quan đến ho, các bác sĩ sẽ dùng ống nghe để kiểm tra phổi cho bé, để xem có thể nghe thấy những tiếng rít hoặc các âm thanh bất thường khác.

Các xét nghiệm cần làm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân trẻ bị ho mà các bác sĩ dự đoán được qua phần hỏi bệnh và khám bệnh. Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe bé có thể sẽ được làm một số xét nghiệm sau:

Xem thêm:
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị ho
Trẻ bị ho và các kiểu ho ở trẻ
Làm gì khi trẻ bị ho