U xơ tử cung khi mang thai thường là bệnh lành tính (không phải ung thư). Mặc dù không phải tất cả các bà mẹ đều gặp phải tình trạng biến chứng nhưng nếu biến chứng xảy ra sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và quá trình sinh nở của mẹ.
U xơ tử cung là gì?
U xơ tử cung là khối u phát triển trên thành tử cung (dạ con). U xơ tử cung trong thuật ngữ y học còn được gọi là “u mềm cơ trơn” (leiomyoma) hay là “u cơ” (myoma). U xơ tử cung có thể phát triển thành một hoặc nhiều khối u trong tử cung. Các khối u có thể nhỏ như một hạt táo nhưng trong trường hợp bất thường, khối u có thể trở nên rất lớn, thậm chí to bằng quả bưởi.
Nguyên nhân gây u xơ tử cung?
Hiện nay vẫn chưa xác định được chắc chắn nguyên nhân gây u xơ tử cung. Các nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều yếu tố dẫn đến bệnh u xơ tử cung bao gồm:
- Hormone (bị ảnh hưởng bởi nồng độ estrogen và progesterone).
- Di truyền (di truyền trong gia đình).
Những phụ nữ bị u xơ tử cung khi mang thai thì khối u sẽ phát triển nhanh chóng hơn do nồng độ hormone tăng cao và khối u sẽ co lại khi uống thuốc chống hormone. U xơ tử cung cũng ngừng phát triển hoặc thu nhỏ lại khi phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh.
U xơ tử cung có nguy hiểm không?
U xơ tử cung thường là bệnh lành tính (không phải ung thư). Nguy cơ và các dạng biến chứng của u xơ tử cung lên thai nghén tùy thuộc vào:
- Kích thước u.
- Số lượng u.
- Vị trí u xơ tử cung.
Triệu chứng u xơ tử cung
Trong hầu hết các trường hợp bệnh, u xơ tử cung không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng có khoảng 25% phụ nữ có thể có các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Xuất huyết nặng (đôi khi có thể gây thiếu máu) hoặc đau hành kinh.
- Cảm giác đầy và nặng ở vùng xương chậu (vùng bụng dưới).
- Trương vùng bụng dưới (bụng to bất thường).
- Đi tiểu thường xuyên.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Đau thắt lưng.
- Chuột rút.
U xơ tử cung khi mang thai
U xơ tử cung khi mang thai có thể gây ra những biến chứng không tốt ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình sinh nở của mẹ, mặc dù không phải tất cả các mẹ đều gặp phải vấn đề. Các biến chứng có thể là:
- Sinh khó, vì bé không nằm tư thế thuận lợi.
- Khả năng buộc phải sinh mổ cao hơn sáu lần so với các trường hợp mang thai bình thường.
- Đứt dây nhau trước khi sinh, khiến bé bị thiếu oxy
- Sinh non.
U xơ tử cung cũng có thể gây vô sinh (không có khả năng có thai), hay thậm chí sẩy thai.
Trong thời kỳ hậu sản, u xơ tử cung có thể nhỏ lại, có khả năng gây biến chứng nhiễm khuẩn với u xơ dưới niêm mạc, xoắn u dưới phúc mạc có cuống.
Mẹ đã biết cách chẩn đoán và điều trị u xơ tử cung khi mang thai như thế nào chưa? Tham khảo thêm bài U xơ tử cung khi mang thai – Chẩn đoán và điều trị để có những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này nhé!