Sinh con

Băng huyết sau sinh có thật sự đáng sợ như chị em vẫn nghĩ?

Băng huyết sau sinh có thật sự đáng sợ như chị em vẫn nghĩ? Chảy máu một ít sau khi sinh là hoàn toàn bình thường, nhưng cần lưu ý nếu bị chảy máu quá nhiều. Dù đa số phụ nữ hồi phục tốt sau khi bị băng huyết sau sinh, nhưng việc mất máu với một lượng lớn có thể làm bạn có cảm giác uể oải, khó thở, chóng mặt, hoặc làm tim bạn đập nhanh hơn.

Băng huyết sau sinh là gì?

Máu chảy sau sinh, được gọi là sản dịch, là bình thường. Nhưng đôi khi tử cung không co lại như nó thường như vậy sau khi sinh, dẫn đến băng huyết sau sinh – tình trạng chảy máu quá mức hoặc không kiểm soát từ chỗ nhau thai bám vào. Băng huyết sau sinh cũng có thể bị gây ra do các vết rách sâu không được chữa trị ở cổ tử cung hoặc âm đạo.

Băng huyết cũng có thể xảy ra cho đến một hoặc hai tuần sau khi sinh nở khi có những phần nhau thai còn sót lại hoặc còn bám vào tử cung. Sự nhiễm trùng cũng có thể gây băng huyết sau sinh, ngay sau khi sinh hoặc nhiều tuần sau đó.

Trung bình tình trạng băng huyết sau sinh xảy ra khoảng 2 – 4% các ca sinh nở.

Ai có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao nhất?

Băng huyết sau sinh có khả năng xảy ra cao hơn nếu tử cung bị quá giãn và không co lại được do quá trình chuyển dạ mệt mỏi, kéo dài; hoặc do việc sinh nở khó khăn. Nguyên nhân khác còn do tử cung căng quá mức do mang đa thai, em bé quá lớn, hoặc quá nhiều nước ối.

Một số biến chứng thai kỳ làm bạn có nguy cơ băng huyết sau sinh cao hơn, gồm: tử cung lộn ngược, vỡ tử cung, nhau tiền đạo, hoặc nhau bong non, nhau có hình dạng bất thường. Tình trạng u xơ khiến tử cung co thắt không đối xứng, hoặc tình trạng sức khỏe mẹ yếu trong thời gian sinh con (chẳng hạn bị thiếu máu, tiền sản giật, hoặc quá mệt mỏi).

Những phụ nữ sử dụng các loại thuốc hoặc thảo dược gây cản trở sự đông máu (chẳng hạn như aspirin, ibuprofen, bạch quả, hoặc một lượng lớn vitamin E) cũng có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn. Một nguyên nhân hiếm gặp gây băng huyết là chứng rối loạn chảy máu do gen di truyền đã có từ trước nhưng không được chẩn đoán ở người mẹ.

Điểm mặt những “thủ phạm” dẫn đến tình trạng băng huyết sau sinh

Trái với tình trạng chảy máu bình thường sau sinh, bạn được xem là bị băng huyết khi:

  • Máu chảy ra chỉ trong một giờ thấm ướt hết hơn một miếng băng vệ sinh và tình trạng này kéo dài trong vài giờ liền
  • Khi bạn có máu màu đỏ tươi chảy ra trong thời gian nhiều hơn chỉ một vài ngày, hoặc khi xuất hiện các cục máu đông lớn.
  • Bạn cũng có thể bị đau hoặc sưng ở vùng bụng dưới kéo dài quá ít ngày đầu sau sinh.

Băng huyết sau sinh có thật sự đáng sợ như chị em vẫn nghĩ?

Hãy sớm nhận biết triệu chứng băng huyết sau sinh để có cách ứng phó tốt

Có nên lo lắng nếu bị băng huyết sau sinh?

Dù đa số phụ nữ hồi phục tốt sau khi bị băng huyết sau sinh, việc mất máu với lượng lớn có thể làm bạn có cảm giác uể oải, khó thở, chóng mặt, hoặc làm tim bạn đập nhanh hơn.

Thế mẹ nên làm gì nếu bị băng huyết sau sinh?

Sau khi nhau thai đã được đưa ra, bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng đó là toàn bộ nhau thai và không còn phần nào còn sót lại trong tử cung của bạn và cũng sẽ sửa chữa các vết rách ở cơ quan sinh dục của bạn nếu có.

Bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng oxytocin và cũng có thể massage tử cung của bạn để kích thích tử cung co lại, và giảm chảy máu. Việc bắt đầu cho bú sớm nhất có thể (nếu bạn dự định nuôi con bằng sữa mẹ), cũng sẽ giúp tử cung co lại.

Bạn sẽ bị chảy máu sau khi sinh, nhưng nếu bạn nhận thấy máu chảy nhiều bất thường hay bất kỳ triệu chứng nào khác kể trên trong tuần đầu sau sinh, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Nếu bị chảy máu trầm trọng đủ để xếp vào loại băng huyết, bạn có thể cần được truyền dịch hoặc thậm chí có thể cần truyền máu.

Có thể đề phòng băng huyết sau sinh?

Trước khi cho sinh, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ băng huyết sau khi sinh của bạn, gồm xác định các yếu tố rủi ro trước khi sinh (ví dụ: rối loạn chảy máu, mang đa thai, đa ối, thai quá to). Những phụ nữ có nguy cơ sẽ được cho sinh một cách chậm rãi và không dùng các biện pháp can thiệp nếu không cần thiết.

Băng huyết sau sinh có thật sự đáng sợ như chị em vẫn nghĩ hình ảnh 2

Bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ băng huyết trước khi mẹ sinh em bé

Bạn cần tránh bất cứ loại thuốc hoặc sản phẩm bổ sung nào có thể cản trở sự đông máu (chẳng hạn như những loại được liệt kê ở trên), đặc biệt là vào thời gian 3 tháng cuối thai kỳ và giai đoạn ngay sau khi sinh, để giảm khả năng chảy máu bất thường sau sinh.

Việc mẹ có bị băng huyết sau sinh hay không thường được bác sĩ chẩn đoán nên sẽ có sự chuẩn bị và cách ứng phó tốt, vậy nên mẹ cũng đừng lo lắng quá nếu bị băng huyết sau sinh nhé!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 569 – 570
  2. Postpartum hemorrhage. Đọc thêm tại: <http://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/complications/postpartum-hemorrhage.aspx.
  3. Postpartum hemorrhage. Đọc thêm tại: <http://www.msdmanuals.com/professional/gynecology-and-obstetrics/abnormalities-and-complications-of-labor-and-delivery/postpartum-hemorrhage>
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com