Sức khỏe

Bệnh cao huyết áp – Kẻ giết người thầm lặng!

Bệnh cao huyết áp – Kẻ giết người thầm lặng! Bệnh cao huyết áp nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến một số vấn đề như bệnh tim mạch vành, suy tim, đột quỵ, suy thận và một số vấn đề về sức khỏe khác. Bạn cần sớm nhận biết để có cách ứng phó kịp thời căn bệnh “âm thầm” này.

Khi huyết áp không chịu tụt xuống

Thành động mạch là “cầu nối” giúp vận chuyển máu từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể và huyết áp chính là áp lực của máu lên thành động mạch.

Huyết áp thường có xu hướng tăng giảm trong ngày, nó có thể giảm xuống khi bạn nghỉ ngơi hoặc lúc bạn vừa mới tỉnh giấc; hoặc cũng có thể tăng lên khi bạn đang vui mừng, lo lắng hay kích động. Tuy nhiên, nếu huyết áp vẫn giữ ở mức cao trong một khoảng thời gian dài thì đây chính là vấn đề đáng báo động.

Bệnh cao huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng!

Bệnh cao huyết áp – Kẻ giết người thầm lặng!

Nếu huyết áp của bạn ở mức 120/80 mmHg thì được coi là huyết áp bình thường. Huyết áp ≥ 140/90 mmHg được gọi là cao huyết áp. Huyết áp trong khoảng 120/80 mmHg đến 139/89 mmHg được gọi là tiền cao huyết áp (những người có huyết áp trong khoảng này có nguy cơ bị cao huyết áp).

Bệnh cao huyết áp – Kẻ giết người thầm lặng

Bệnh cao huyết áp còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì người bị cao huyết áp thường không xuất hiện dấu hiệu hay triệu chứng gì rõ rệt. Bạn có thể bị cao huyết áp trong nhiều năm mà không hề hay biết.

Tuy nhiên, bệnh cao huyết áp có thể “âm thầm” gây hại đến tim, các mạch máu, thận và các bộ phận khác của cơ thể. Một số người chỉ phát hiện ra bản thân bị cao huyết áp khi gặp một số vấn đề nguy hiểm nào đó như bệnh tim mạch vành, đột quỵ hoặc suy thận.

Vì vậy, ngay cả khi bạn cảm thấy mình không gặp vấn đề gì về sức khỏe thì cũng nên đi kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên để phòng tránh nguy cơ bệnh cao huyết áp.

Nguyên nhân nào khiến bạn mắc bệnh cao huyết áp?

Huyết áp có xu hướng tăng theo độ tuổi, tuy nhiên việc thực hiện một lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh cao huyết áp có thể do:

  • Bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, bệnh tuyến giáp và chứng ngưng thở khi ngủ, hoặc sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị suyễn (ví dụ corticosteroids), thuốc trị cảm lạnh, thuốc tránh thai, phụ nữ đang mang thai hoặc sử dụng liệu pháp hormone.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi mắc bệnh cao huyết áp thường do một bệnh khác như bệnh thận gây ra, nếu điều trị khỏi những bệnh này thì tình trạng cao huyết áp của trẻ cũng sẽ tự khỏi.
  • Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ bị cao huyết áp như: Thừa cân, sử dụng thuốc lá, người gốc châu Phi hoặc gốc Vùng biển Ca-bi-bê, ăn quá nhiều muối, không ăn đủ trái cây và rau quả, không thường xuyên luyện tập thể thao, uống quá nhiều cà phê (hoặc các loại đồ uống chứa caffeine khác), uống quá nhiều rượu, đang ở độ tuổi trên 65,…

Nếu thuộc nhóm nguy cơ này, bạn cần có kế hoạch thay đổi lối sống để giảm thiểu nguy cơ bị cao huyết áp. Ngoài ra, bạn cũng nên đi kiểm tra huyết áp thường xuyên khoảng 1 năm/1 lần.

Mặc dù tác hại của bệnh khá nặng nề, tuy nhiên, cách chẩn đoán cao huyết áp lại khá đơn giản và hiệu quả với máy đo huyết áp. Để đảm bảo độ chính xác, bác sĩ có thể thực hiện đi thực hiện lại xét nghiệm này nhiều lần.

Bệnh cao huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng hình ảnh 2

Nên đi kiểm tra huyết áp thường xuyên khoảng 1 năm/1 lần để sớm phát hiện bệnh cao huyết áp

Nếu chỉ số huyết áp của bạn cao, bác sĩ có thể làm xét nghiệm để kiểm tra huyết áp của bạn theo thời gian. Nếu huyết áp của bạn ở mức 140/90 mmHg hoặc cao hơn (theo thời gian), bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị cao huyết áp. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, huyết áp ở mức 130/80 mmHg hoặc cao hơn được coi là cao huyết áp.

Lưu ý sử dụng thuốc cho bệnh nhân bệnh cao huyết áp

Với bệnh cao huyết áp, bác sĩ có thể sẽ kê cho bệnh nhân một số thuốc giúp làm giảm huyết áp như:

  • Thuốc lợi tiểu, thuốc lợi tiểu giữ Kali như Spironolactone (Diulactone, Verospiron) Xem thêm tại Spironolactone, thuốc lợi tiểu quai như Furosemide (Furocemid 20mg/2ml, D UIrefar 40mg) Xem thêm tại Furosemide, thuốc lợi tiểu nhóm thiazide như Hydrochlorothiazide
  • Thuốc tác động lên hệ thành kinh trung ương như Reserpine (Diupres-500) Xem thêm tại Reserpine, Methyldopa (Dopegyt 250mg, Methyldopa 250 mg) Xem thêm tại Methyldopa , Clonidine (Catapres) Xem thêm tại Clonidine .
  • Nhóm thuốc chẹn alpha như Prazosin (Minizide) Xem thêm tại Prazosin, Terazosin (Hytrin, Setegis, Teranex) Xem thêm tại Terazosin, Phentolamin Xem thêm tại Phentolamin …
  • Nhóm thuốc chẹn beta gồm có Propranolol (Apo propranolol, Dorocardyl 40mg, Inderal), Nadolol (Apo- Nadol),…
  • Nhóm thuốc đối kháng canxi gồm có Nifedipin (Calnif, Cenpokine) Xem thêm tại Nifedipin, Nicardipin (Loxen Tab) Xem thêm tại Nicardipin, Amlodipine (Amaday, Amdepin) Xem thêm tại Amlodipine.
  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển gồm có Captopril (Capopril, Captohasan 25) Xem thêm tại Captopril, Enalapril (Beartec Tablet 10mg, Cerepril 10mg) Xem thêm tại Enalapril, Lisinopril (Acepril, Diotril 10) Xem thêm tại Lisinopril.

Mẹo thay đổi lối sống lành mạnh giúp bệnh nhân cao huyết áp khỏe hẳn!

Hầu hết những người bị bệnh cao huyết áp cần được điều trị suốt đời. Việc điều trị có thể kết hợp nhiều yếu tố như thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Mục tiêu điều trị là giữ cho huyết áp ở mức dưới 140/90 mmHg. Đối với người có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, mục tiêu là đạt và duy trì huyết áp dưới mức 130/80 mmHg.

Đối với người bị bệnh cao huyết áp và cả những người chưa bị, những thói quen sống lành mạnh sau đây sẽ giúp bạn duy trì huyết áp bình thường: Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế lượng natri (muối) và rượu, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, duy trì cân nặng hợp lý, bỏ hút thuốc, tìm hiểu để quản lý và đối phó với sự căng thẳng.

Chế độ ăn uống: Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thực hiện chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp DASH. Theo đó, bạn nên bổ sung nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, ăn các loại thức ăn ít chất béo, ít cholesterol.

Đặc biệt, để ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp, bạn nên hạn chế lượng muối ăn, không nên ăn nhiều hơn 2.300mg muối (khoảng 1 muỗng cà phê muối một ngày).

Ngoài ra, bạn nên cố gắng hạn chế thức uống có cồn vì uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng huyết áp của bạn. Nam giới không nên uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày và phụ nữ không nên uống nhiều hơn một ly thức uống có cồn một ngày.

Vận động: Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm cao huyết áp và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe khác. Bạn nên dành khoảng 60 phút/1 ngày để luyện tập thể dục thể thao và hãy cố gắng tập đều đặn cả tuần.

Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu đang thừa cân hoặc béo phì, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý để giảm cân nhằm duy trì chỉ số BMI dưới mức 25.

Bỏ hút thuốc: Nếu có thói quen hút thuốc lá, bạn hãy từ bỏ ngay hôm nay vì hút thuốc có thể gây tổn hại đến các mạch máu và tăng nguy cơ bị cao huyết áp.

Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể làm cho tình trạng bệnh của bạn trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, hãy học cách quản lý sự căng thẳng. Bên cạnh đó, việc thư giãn sẽ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Ở một số người hoạt động thể chất, nghe nhạc, tập yoga hoặc thiền cũng có thể giảm stress.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. High blood pressure Fact sheet. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/dhdsp/data_statistics/fact_sheets/fs_bloodpressure.htm>. [Ngày 16 tháng 04 năm 2015].
  2. High blood pressure. Đọc thêm tại: <http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/hbp>. [Ngày 16 tháng 04 năm 2015].
  3. Các nhóm thuốc “ cổ điển” trong điều trị tang huyết áp. Đọc thêm tại: <http://bachmai.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=436>. [Ngày 16 tháng 04 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com