Người bị ra mồ hôi trộm thường xuyên bị đánh thức nửa đêm vì đồ ngủ hoặc đồ trải giường quá ướt, dẫn tới giấc ngủ bị gián đoạn. Các đơn thuốc trị mồ hôi trộm theo Đông Y sau sẽ giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này nhanh chóng, cùng tham khảo nhé!
Bệnh ra mồ hôi trộm là sự rối loạn ra mồ hôi xảy ra trong lúc ngủ và dừng lại khi bạn thức dậy. Mồ hôi trộm cũng khá phổ biến, đặc biệt ở người già và thường không quá nghiêm trọng để gây lo lắng.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu đêm nào bạn cũng ra nhiều mồ hôi thường xuyên hoặc nó kèm theo các triệu chứng như sốt, tim đập nhanh và giảm cân. Trong hầu hết các trường hợp, tìm thấy nguyên nhân có thể giúp loại bỏ hoặc giảm tần suất ra mồ hôi, điều này thường xuyên xuất hiện trong các tình trạng như là mãn kinh, bị nhiễm trùng, ung thư, tác dụng phụ của thuốc và cũng có thể là do rối loạn nội tiết hay rối loạn thần kinh.
Theo thuyết y học truyền thống của Trung Quốc (TCM), phổi phát tán khí bảo vệ lên các vùng bên ngoài cơ thể, khí bảo vệ không chỉ dưới dạng một rào chắn chống lại sự thâm nhập của các nguồn bệnh ngoại sinh mà còn điều tiết các lỗ chân lông thoát mồ hôi, nuôi dưỡng da, tóc và cơ. Vào ban đêm, khí bảo vệ đi vào vùng bên trong và gắn liền với các chất dinh dưỡng (phương diện âm của cơ thể – yin) trong lúc ngủ, như là một phần của các hoạt động chu kỳ ngủ-thức.
Ra mồ hôi trộm là do:
Khi cơ thể bị thiếu phần âm (yin), khí bảo vệ mất đi chất dinh dưỡng đi kèm và chỉ đi vô định trong cơ thể trong khi ngủ. Nó sẽ làm khó chịu phần dương đang khá dư thừa và tạo ra hỏa, khiến cho các chất dịch trong cơ thể đi ra ngoài.
Khi tỉnh giấc, khí bảo vệ chảy trở ra cơ thể bên ngoài, vì vậy hiện tượng này sẽ kết thúc. Ra mồ hôi trộm quá nặng thường kèm theo má đỏ, hốc hác, nóng bừng người, lòng bàn tay và lòng bàn chân nóng, khát nước và lưỡi đỏ, cho thấy tình trạng bệnh quá nóng hoặc quá hao tổn.
Mức khí yếu có thể ảnh hưởng đến sự đóng mở của lỗ chân lông thoát mồ hôi. Vào ban đêm, khí bảo vệ này đi vào trong cơ thể khiến các lỗ chân lông yếu đi, dẫn đến việc ra mồ hôi trộm.
Các bác sĩ đông y cũng đã cân nhắc các hệ thống bị ảnh hưởng (ví dụ như tim, thận và gan), các chất bị cạn kiệt (như máu và khí) cũng như là các mầm bệnh được tích lũy (như hỏa, nóng ẩm, ứ máu) khi lựa chọn phương thuốc.
Phụ nữ với các vấn đề kinh nguyệt cũng nên củng cố lại cả hai mạch conception (còn gọi là ren mai, chạy dọc giữa bụng và ngực, đi qua má và vào hóc mắt. Nó giao tất cả các tuyến âm, được gọi là biển của tuyến âm.
Nó chịu trách nhiệm nhận và chứa khí từ các tuyến âm) và mạch thoroughfare (được xem như là biển máu, là vị trí của 12 tuyến thông thường hợp lại, chúng giúp luân chuyển khí và máu. Thỉnh thoảng, mạch này được xem là liên quan tới gan hoặc một điểm châm cứu. Tuyến này liên quan mật thiết tới kinh nguyệt).
Trong các đơn thuốc trị mồ hôi trộm, các thành phần phổ biến để tránh mồ hôi đó là vỏ hàu, lúa mì héo, rễ cây ma hoàng, ngũ vị tử, rễ của rơm lúa nếp, thân rễ rhemannia đã qua xử lý và gallnet của cây thù du Trung Quốc.
Các đơn thuốc trị mồ hôi trộm từ thảo mộc
Dựa trên 4 kỹ thuật kiểm tra, các bác sĩ TCM đã đặt tên cho các triệu chứng ở từng cá nhân và một triệu chứng nhất định có thể được chẩn đoán để hướng dẫn điều trị. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của mồ hôi trộm.
Âm suy với nội hỏa
Ra mồ hôi trộm thường xuyên, cơn sốt chiều muộn, nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân, má đỏ, khát nước, tiểu ít và nước tiểu màu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, và mạch nhanh, không đều. Phương thuốc nên bổ sung âm, triệt hỏa và tránh ra mô hôi:
Phương thuốc mẫu: Thuốc sắc Angelica và 6 vàng của Trung Quốc cộng với rễ-vỏ cây wolfberry, thân rễ anemarrhena và mai rùa. Đối với mồ hôi đêm nghiêm trọng, vỏ sò, lúa mì héo hoặc gốc của rơm lúa nếp có thể được thêm vào; trong khi các cơn nóng bừng có thể thêm rễ tần giao (qin jiao), rễ tầm ma (yin chai hu) hoặc gốc cây thổ hoàng liên (bai wei).
Thiếu máu đến tim
Mồ hôi trộm, tim đập nhanh, dễ thức giấc, nhợt nhạt, hơi thở ngắn, mệt mỏi, lưỡi nhạt và mạch yếu. Phương thuốc cần phải làm khỏe tim, nuôi dưỡng máu và làm ngừng mồ hôi ra.
Toa thuốc mẫu: Thuốc sắc giúp phục hồi tỳ cộng với xương hóa thạch, vỏ sò, ngũ vị tử và lúa mì bị teo lại. Nếu máu bị cạn kiệt nghiêm trọng gây chóng mặt, đôi môi nhợt nhạt và móng tay nhợt nhạt cùng với giấc mơ động thì hãy dùng thêm thân rễ địa hoàng đã qua sơ chế, gốc cây hoa lông cừu và cẩu kỷ của trung Quốc để bổ sung máu.
Thiếu khí và phần âm
Ra mồ hôi trộm, tim đập nhanh, khó chịu, nóng bừng người, hơi thở ngắn, khát nước, khô miệng, mệt mỏi, lưỡi nhỏ và đỏ, mạch đập yếu. Phương thuốc nên bổ sung khí để củng cố lại cơ thể bên ngoài và làm giàu phần âm, loai bỏ đi cái nóng.
Toa thuốc mẫu: Bột giúp cải thiện mạch đập cộng với rễ xương cựa, gốc của rơm lúa nếp, và vỏ sò.
Ứ máu
Ra mồ hôi quá nhiều và trở nên xấu đi vào ban đêm, sự khó chịu, tê đa, mất ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn bởi các giấc mơ, da và móng nhợt nhạt, khô miệng, lưỡi màu đỏ nhạt và mạch đập sâu và ngắt quãng. Phương thuốc nên kích thích và làm mát máu, chống ứ máu và ngăn ra mồ hôi.
Toa thuốc mẫu: Hột đào với cây rum và thuốc sắc gồm 4 loại thuốc cộng thêm bột vỏ sò.
Một số phương thuốc từ thực phẩm và trà giúp ngăn mồ hôi trộm
Vì các thức ăn nóng và cay làm tích tụ tình trạng nóng trong người của cơ thể, người ra mồ hôi trộm nên hạn chế các thức ăn như tiêu, mù tạt, gừng, thịt cừu, rau thì là, quế và vải thiều và cũng cắt giảm thuốc lá và rượu.
Các thức ăn bổ dưỡng và làm mát có thể làm giàu phần âm và xóa tan cơn nóng, và bao gồm nấm trắng, rễ cây lily, củ cải, hạt sen, mật ong, ngó sen, lê, quả Loquat, cam, đào, khoai lang, cà chua, hạt dẻ nước, cải thảo, mầm đậu nành, tảo bẹ, vịt, hàu, gan động vật, mực, dưa chuột biển, ốc xà cừ và lươn.
Mỗi người có thể phản ứng khác nhau với cùng một loại thức ăn, bạn phải thử và học xem loại thức ăn nào là có lợi và loại nào gây ra bệnh đối với bản thân bạn.
Dưới đây là một loạt các phương thuốc trị mồ hôi trộm đơn giản:
- Chuẩn bị đậu tương đen (50g), lúa mì héo (30g), hạt sen (15g), thì là đỏ (10 miếng) và 30g đường phèn. Đun sôi với 1500ml nước trong một giờ, uống canh.
- Chuẩn bị đậu tương đen (60g) và cá da trơn (500g). Làm sạch cá, cắt thành từng miếng lớn. Thêm dầu ăn trong nồi đất và đun nóng, thêm một lát gừng và cá miếng và xào nhẹ, thêm vào đậu tương đen và thêm nước vào khoảng 1cm cách miệng nồi; đun sôi nhanh chóng, sau đó nấu ở nhiệt độ thấp trong khoảng 2 giờ. Nêm vừa ăn và ăn nóng. Uống canh và ăn cá.
- Chuẩn bị gà ác (500g), rễ Rehmannia (150g) và đường mạch nha (100g). Cắt thịt gà thành miếng lớn; ngâm rễ Rehmannia và sau đó nghiền nát thành từng mảnh. Ướp thịt với các loại thảo dược và mạch nha đường, gừng và nước sốt đậu nành, hấp dưới nhiệt độ cao trong 30 phút. Ăn nóng.
- Chuẩn bị thịt thỏ (300g), gốc sa sâm bắc ven biển (20g), thân rễ ngọc trúc (20g) và vỏ quýt khô (4g), đun sôi với 3000ml nước trong 2 giờ. Nêm vừa ăn, uống các món canh và ăn thịt.
Đối với những người bị ra mồ hôi trộm, quan trọng là phải giữ cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc. Tập thể dục thường xuyên để giúp trao đổi chất và giảm căng thẳng; giữ phòng ngủ thoát khí và mát mẻ; thay áo quần và đồ trải giường khi chúng bị ướt; tắm thật mát trước khi đi ngủ hoặc khi thức dậy mà thấy nóng và nhớp nháp thì hãy uống nước để bổ sung nước cho cơ thể.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm 9 cách chữa mồ hôi trộm ở người lớn cực hiệu quả.
Chinese Medicine Treatment for Night Sweats
<http://www.shen-nong.com/eng/exam/internal_night_sweats.html> [Ngày 28 tháng 03 năm 2016].