Sức khỏe

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm, biết để phòng chống ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em lẫn người lớn do vô tình ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn. Bạn cần biết các triệu chứng ngộ độc thực phẩm và cách xử lý phòng chống ngộ độc thực phẩm để tránh gây tử vong.

Ngộ độc thực phẩm là gì? triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ

Ngộ độc thực phẩm là gì? Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi người lớn hoặc trẻ em ăn hoặc uống phải thức ăn bị nhiễm các vi sinh vật có hại, các chất độc hoặc các chất hóa học.

Ngộ độc thực phẩm – những điều cần biết

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

Ngộ độc thực phẩm Teen cần làm gì

Các thực phẩm nhiễm khuẩn có thể chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật khác nhau như: Staphylococcus aureus, Salmonella, Escherichia Coli, Clostridium perfringens, Shigellosis, Campylobacter, Clostridium Botulism. Ký sinh trùng cryptosporidium, Entamoeba histolytica và giardia cũng có thể gây nên triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm và cách phòng ngừa hình ảnh 1

Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm: không ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn

Một số vi sinh vật siêu nhỏ như norovirus hoặc rotavirus cũng có thể gây nhiễm bẩn thức ăn và gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm rất nhanh cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy mà trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi hay được chỉ định cho uống vacxin rotavirus để phòng chống ngộ độc thực phẩm. triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ

Lưu ý về ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ

Ở Anh, một nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể gặp là Toxoplasma gondii. Đây là một loài kí sinh trùng sống ở ruột của nhiều loại động vật, kể cả mèo. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do Toxoplasma gondii có thể xuất hiện nếu bạn uống nước uống hoặc thức ăn bị nhiễm phân của mèo bị bệnh, hoặc ăn thịt chưa chín của những động vật mang kí sinh trùng. Triệu chứng của dạng ngộ độc thực phẩm này bao gồm sưng tuyến bạch huyết và đôi khi có phát ban. Do triệu chứng ngộ độc thực phẩm do Toxoplasma gondii có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai nên khá nhiều bác sĩ tư vấn phụ nữ mang thai hạn chế tiếp xúc mèo lạ trong ít nhất là 3 tháng đầu thai kỳ.

Thông thường, ngộ độc thực phẩm thường không quá nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp đặc biệt thì cũng có thể dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm cơ bản giống như cúm dạ dày (một loại viêm dạ dày do vi rút gây ra) như:

– Tiêu chảy. Một số người bị ngộ độc thực phẩm có triệu chứng ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy phân lỏng hoặc tiêu chảy ra nước kéo dài, thậm chí kéo dài từ 3 ngày trở lên. Có những trường hợp còn bạn còn nhìn thấy cả máu và dịch nhầy trong phân.

– Một triệu chứng ngộ độc thực phẩm rất phổ thông nữa là buồn nôn hoặc nôn. Ở những ca có triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ, nếu nôn ói xảy ra, thường chỉ kéo dài 1 ngày, nhưng nếu nặng thì cũng có thể dài hơn.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm và cách phòng ngừa hình ảnh 2

Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm: nôn và buồn nôn hay gặp khi bị ngộ độc thực phẩm

– Với triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ, việc tiêu chảy thường diễn ra sau khi ngưng nôn ói và thường sẽ kéo dài vài ngày hoặc hơn. Tuy nhiên, tình trạng đi tiêu phân lỏng này có thể kéo dài khoảng 1 tuần hoặc hơn trước khi người bệnh trở lại bình thường.

– Đau quặn bụng. Thường sau khi ăn phải thức ăn lạ mà bị ngộ độc thì người bệnh sẽ bị đau bụng nghiêm trọng, các cơn co rút ở vùng bụng có thể xuất hiện. Cơn đau sẽ giảm đi sau mỗi lần bạn đi tiêu chảy. Khi triệu chứng ngộ độc thực phẩm này kéo dài quá lâu thì bạn cần phải đến trung tâm y tế để khám chữa kịp thời.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm và cách phòng ngừa hình ảnh 3  Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm: đau quặn bụng có thể xảy ra khi bị ngộ độc thực phẩm

– Tăng nhiệt độ cơ thể bất thường. Sau khi ngộ độc thực phẩm, một số người có triệu chứng thân nhiệt cao (sốt), đau đầu và đôi khi người bệnh cảm thấy đau nhức tứ chi nữa. triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ, 

 Mất nước là triệu chứng ngộ độc thực phẩm hay xảy ra

– Cơ thể mất nước. Người bị ngộ độc thực phẩm còn có biểu hiện khát nước, cơ thể thiếu nước. Tình trạng mất nước như là triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp ở: Người lớn tuổi hoặc người có sức khỏe yếu; Phụ nữ có thai; Người bị tiêu chảy nặng kèm nôn ói và không kịp uống lại đủ lượng dịch mất đi qua nôn ói và tiêu chảy:

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm và cách phòng ngừa hình ảnh 4

Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm: người ngộ độc thực phẩm hay bị mất nước

o Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm gây nên tình trạng mất nước nhẹ bao gồm: môi, miệng và lưỡi khô, tiểu tiện ít và mệt mỏi, chóng mặt hoặc đau đầu nhẹ, đau đầu, chuột rút cơ, mắt trũng, dễ cáu gắt.

o Các triệu chứng của tình trạng mất nước nặng bao gồm: Thiếu sức sống, lả người, lơ mơ, nhịp tim nhanh, tiểu rất ít, nếu không cấp cứu kịp thời có thể hôn mê. triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ

Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm tuy khá phổ biến nhưng bạn có thể áp dụng những biện pháp tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm dưới đây để giảm thiểu khả năng bị ngộ độc thực phẩm cho mình và gia đình:

  • Rửa sạch thật kỹ các loại thực phẩm tươi sống đồng thời rửa tay với xà phòng trước khi chuẩn bị đồ ăn cho gia đình, đặc biệt gia đình có trẻ nhỏ. Biện pháp rửa tay này cần được dùng như là một biện pháp đơn giản và dễ làm nhất để phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhất là sau khi bạn tiếp xúc với các loại gia cầm sống và sau khi đi vệ sinh.
  • Để phòng chống ngộ độc thực phẩm, thịt, cá cần được bỏ vào bao sạch, sau đó để vào ngăn đá tủ lạnh và giữ ở nhiệt độ dưới 4ºC vì ở nhiệt độ này sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Thức ăn nếu đã lấy ra khỏi tủ lạnh thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại vì lúc này thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, đừng mở cửa tủ lạnh liên tục nếu không thật cần thiết để giữ lạnh cho tủ.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm và cách phòng ngừa hình ảnh 5

Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm: rửa sạch tay trước khi nấu nướng, sau khi đi vệ sinh

  • Làm mát thức ăn thừa nhanh chóng sau đó đưa vào tủ lạnh chứ không để thức ăn sau khi nấu ở nhiệt độ phòng nhiều hơn 2 giờ cũng là một cách phòng chống ngộ độc thực phẩm.
  • Tránh để lẫn lộn các loại thực phẩm như thịt, cá sống và rau, trái cây với nhau trong khi nấu nướng cũng như trong tủ lạnh. Việc hạn chế nhiễm khuẩn chéo này cũng là một công cụ phòng chống ngộ độc thực phẩm hữu hiệu. Nếu để lẫn lộn thực phẩm với nhau thì vi khuẩn sẽ đi từ thức ăn (thường là thực phẩm tươi sống) sang thức ăn khác như thức ăn đã nấu chín hoặc trái cây và salad ăn ngay không qua nấu.
  • Trong nhà bếp, để phòng chống ngộ độc thực phẩm tốt hơn, bạn không nên dùng chung dao hoặc thớt để chuẩn bị thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến. Nếu không có bộ dao cho thực phẩm tươi sống riêng thì bạn nên rửa thật sạch dao và các dụng cụ nhà bếp khác với nước rửa chén và nước sôi sau khi sơ chế thức ăn tươi sống.
  • Chỉ nên mua các loại thịt và hải sản từ các nhà cung cấp có uy tín. Bạn cũng nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng trước khi mua giúp phòng chống ngộ độc thực phẩm cho gia đình được chu đáo.
  • Bạn không nên cho trẻ uống các loại sữa tươi chưa được tiệt trùng giúp bé phòng chống ngộ độc thực phẩm nữa.
  • Không nên cho trẻ ăn đồ hộp đóng gói nhằm phòng chống ngộ độc thực phẩm, nếu ăn đồ hộp, bạn phải nấu chín thật kỹ và hâm nóng thức ăn trước khi cho bé ăn.
  • Giữ vệ sinh thật sạch cho khu vực làm việc và nơi nấu ăn.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm và cách phòng ngừa hình ảnh 6

Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm: rửa sạch và sấy khô dụng cụ ăn và khăn lau bát thường xuyên

  • Để phòng chống ngộ độc thực phẩm và tránh lây lan nhiễm khuẩn, bạn tuyệt đối không chế biến thức ăn cho gia đình hay người khác khi đang bị tiêu chảy hoặc buồn nôn (nôn). Bạn nên dùng băng cá nhân không thấm nước để che phủ vùng bị lở loét hoặc các vết cắt trước khi bạn chạm vào thực phẩm để chế biến.
  • Thay và phơi sấy khô khăn lau bát đĩa cũng như bát, đĩa, dụng cụ nấu nướng thường xuyên.
  • Học cách rã đông thực phẩm đúng cách bằng cách đưa thực phẩm đông đá vào trong ngăn mát tủ lạnh để rã đông trước khi nấu thay vì thả thức ăn đông đá ở điều kiện nhiệt độ phòng, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây ngộ độc thực phẩm. triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ

Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch

Bạn có thể đọc thêm một số Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm cần thiết tại các văn phòng du lịch của nước sở tại nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi bạn du lịch nước ngoài. Có một số biên pháp hầu như nước nào cũng tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm như tránh dùng thức uống không an toàn và tránh ăn các thức ăn được rửa dưới nguồn nước không an toàn là khá phổ biến.

triệu chứng ngộ độc thực phẩm, triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ, tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm




  1. http://www.patient.co.uk/health/food-poisoning-in-adults
  2. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-food-borne-illness/basics/ART-20056689
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com