Nuôi con

Cách dạy con tiêu tiền – Dạy con quản lý tiền ra sao?

Dạy con quản lý tiền là một trong những cách dạy con tiêu tiền, giúp bé học được giá trị và cách quản lý đồng tiền. Với việc này, bạn cần phải hướng dẫn và đặt ra luật chi tiêu cho con.

Một trong những cách dạy con quản lý tiền hay giúp trẻ nhỏ dễ hiểu là mua cho con 3 lọ thủy tinh đựng tiền. Một lọ có nhãn “Tiêu xài”, một lọ “Để dành”, và một lọ “Cho đi”.

Vào lần đầu tiên cho con tiền, hãy họp cả nhà lại và tuyên bố rằng từ nay con sẽ nhận được một khoản tiền tiêu vặt. Nhưng trước khi con được tiêu tiền, con phải dành ra một khoản để dành dụm, và một khoản để giúp đỡ người khác.

Việc bỏ bao nhiêu vào mỗi lọ sẽ tùy bạn và con cùng nhau quyết định, bạn có thể gợi ý với con một khoản tối thiểu nên bỏ vào lọ cho đi và lọ để dành dựa trên số tiền tối thiểu bạn cho con mỗi lần. Các bé còn nhỏ sẽ không biết nhiều về % như người lớn đâu, các phép tính phức tạp sẽ làm bé chán ngán các lọ này ngay lập tức đấy.

Cach day con tieu tien - Giup con quan ly tien ra sao hinh anh

3 lọ đựng tiền giúp dạy con quản lý tiền tốt hơn

Số tiền còn lại, con có thể bỏ vào lọ “Tiêu xài” để dùng thoải mái sau khi xin phép. Nếu con không có đủ tiền mua món con thích, con sẽ phải đợi đến khi có đủ. Mỗi khi con xin phép dùng tiền, bạn cần hỏi mục đích của con. Bạn vừa có thể kiểm soát, can thiệp kịp thời, vừa giúp con rèn luyện khả năng diễn đạt ý kiến, thuyết phục mà không nhiễm thói vòi vĩnh với cách dạy con tiêu tiền này đấy.

Các chuyên gia cho rằng trẻ nhỏ thích được sờ và nhìn thấy tiền thật đựng trong những nơi chúng có thể nhìn thấy được hơn là những con số trừu tượng. Trẻ dễ dàng hiểu được ý nghĩa của một lọ đầy ắp tiền hơn là một con số lớn được viết trên giấy.

Do đó, khi con chưa đến 9-10 tuổi, bạn có thể để con giữ tiền trong lọ, và giải thích rằng bố mẹ thì giữ tiền trong ngân hàng, còn con chỉ cần giữ tiền trong lọ. Đến khi con lớn hơn, bạn có thể giúp con lập một tài khoản ngân hàng. Hầu hết các trẻ đều cảm thấy tự hào vì mình “giống người lớn” khi có được tài khoản ngân hàng riêng.

Khi trẻ còn nhỏ, lọ tiền “Để dành” sẽ được dùng cho những mục tiêu nho nhỏ ngắn hạn, như mua đồ chơi. Nhưng khi con bắt đầu lớn hơn, bạn có thể chỉ cho con thấy những mục tiêu dài hạn hơn, như học phí đại học, hoặc cưới vợ…

Một trong những cách dạy con khá hay để bạn khuyến khích con học cách tiết kiệm tiền cho những mục tiêu dài hơi quan trọng này, là đề nghị cùng bỏ vào một số tiền tiết kiệm tương đương cho con, như vậy quỹ để dành của con sẽ lớn nhanh gấp đôi.

Lọ “Cho đi” dạy trẻ biết giá trị và niềm vui khi giúp đỡ những ai kém may mắn hơn mình. Ban đầu, bạn có thể hướng dẫn cho con biết nên cho ai hoặc tổ chức nào, và khi nào. Dần dần bạn có thể để con tự quyết định sẽ quyên góp giúp đỡ những ai.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Giving kids an allowance: What you need to know. Đọc thêm tại: <http://www.artofmanliness.com/2015/05/13/kids-and-allowance/>. [Ngày 22 tháng 10 năm 2015]
  2. Pocket money. Đọc thêm tại: <http://www.kidspot.com.au/Family-Budget-Kids-and-money-Pocket-money+1785+157+article.htm. [Ngày 22 tháng 10 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com