Nuôi con

Cách xây dựng lòng tự tin ở trẻ 5 – 12 tuổi

Người lớn đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển sự tự tin của mình. Vậy cha mẹ có cách nào giúp xây dựng lòng tự tin ở trẻ chưa? Các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu cách thức giúp con mình tự tin hơn ở bài viết dưới đây nhé!

Trong giai đoạn từ 5-12 tuổi, sự tự tin và năng lực của trẻ phát triển thông qua sự thành công trong việc làm chủ các thách thức và hoạt động của mình. Phần thưởng từ những thành công và năng lực ban đầu của trẻ là niềm tin vào bản thân và sự tự tin.

Cha mẹ có thể trở thành người có ảnh hưởng lớn giúp sự nhận thức của trẻ trở lại đúng hướng. Nếu cha mẹ, bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia khác đã kết luận rằng trẻ đang nhận được giúp đỡ về sự tự tin, cha mẹ nên bắt đầu điều chỉnh, xây dựng lòng tự tin ở trẻ với một số bước tích cực.

Câu chuyện của Xu Vòng

Gần đến kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lớp Xu Vòng đang bận rộn lên kế hoạch tham gia ngày hội văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của trường. Xu Vòng khá lo lắng vì từ trước đến giờ cô bé rất nhút nhát nên hầu như không tham gia hoạt động của lớp bao giờ.

Nhưng lần này, cô giáo bảo bạn nào không tham gia sẽ bị phạt vì không có tinh thần tập thể. Do đó hầu như bạn nào cũng phải tham gia một nhiệm vụ nào đó như làm báo tường, tham gia các tiết mục văn nghệ hoặc thi thể dục thể thao.

Thấy Xu Vòng buồn bã, mẹ hỏi mãi Xu Vòng mới cho mẹ biết nguyên nhân. Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ Hạnh – bạn thân của mẹ đang làm việc tại Khoa Tâm lý, mẹ và ba bắt đầu bắt tay vào việc xây dựng lòng tự tin cho cô con gái cưng của mình.

Cách xây dựng lòng tự tin ở trẻ 5 – 12 tuổi

Xây dựng lòng tự tin cho con

Thật ra Xu Vòng có giọng hát rất hay, nhưng vì rụt rè nên trước giờ cô bé không dám hát trước mặt người ngoài. Xác định được thế mạnh của con, ba mẹ Xu Vòng bắt đầu bồi dưỡng, xây dựng niềm tự hào để Xu Vòng tự tin hơn về giọng hát của mình.

Ban đầu chỉ là rủ thêm 1 người bạn thân nghe Xu Vòng hát, sau đó là hai người cùng nghe, và dần dần Xu Vòng đã tự tin hơn nhiều khi đứng trước các bạn. Những tràng pháo tay vang dội khi Xu Vòng biểu diễn xong tiết mục của mình tại đêm diễn kỉ niệm khiến ba mẹ và Xu Vòng cực kì hạnh phúc.

Các bước xây dựng sự tự tin cho con

Theo các chuyên gia tâm lý, có nhiều bước cha mẹ cần làm để giúp xây dựng lòng tự tin ở trẻ, ba mẹ của Xu Vòng đã tìm hiểu, áp dụng và thấy khá hiệu quả cho bé yêu nhà mình.

Nếu bé yêu nhà mẹ có vẻ khá nhút nhát và rụt rè, mẹ có thể thử những bước sau xem thế nào nhé!

Bước 1: Giúp trẻ xác định và hiểu rõ hơn về nhu cầu của bản thân
Cha mẹ nên xem xét các thành phần khác nhau của sự tự tin để giúp trẻ xác định, hiểu rõ hơn về các nhu cầu cụ thể của mình, từ đó phát triển một số giải pháp và chiến lược.

Nếu các vấn đề về sự tự tin của trẻ không quá nghiêm trọng và cha mẹ có mối quan hệ tốt với trẻ, cha mẹ có thể can thiệp và thay mặt trẻ đối phó trong các tình huống khác nhau.

Tuy nhiên, cha mẹ không nên bảo vệ trẻ khỏi những tình huống khó khăn mà hãy giúp trẻ đối diện với chúng theo cách mới nhé, điều đó sẽ mang lại nhiều thành công hơn cho trẻ đấy.

Ngoài ra, cha mẹ cần giúp đỡ trẻ đối phó với các vấn đề gần đây (chẳng hạn như những rắc rối với việc đọc sách và khoa học ở trường), giúp trẻ nhận ra những thay đổi mà trẻ muốn thực hiện hoặc những kỹ năng mà trẻ muốn cải thiện.

Đồng thời cha mẹ cũng có thể giúp trẻ thiết lập thách thức với những mục tiêu thực tế và xây dựng lịch trình để đạt được những thách thức đó.

Cách xây dựng lòng tự tin ở trẻ 5 – 12 tuổi hình ảnh 2

Giúp trẻ xác định và hiểu rõ hơn về nhu cầu của bản thân

Bước 2: Xây dựng mục tiêu dựa trên thế mạnh của trẻ
Cha mẹ nên tìm ra thế mạnh của trẻ trong các lĩnh vực khác và xây dựng mục tiêu dựa trên thế mạnh đó. Trẻ nên có cơ hội để làm những việc mà trẻ có khả năng làm tốt.

Ví dụ, cha mẹ có thể chọn lựa một việc nào đó thuộc sở trường của trẻ, sau đó giúp trẻ cảm nhận, nuôi dưỡng và phát triển niềm tự hào, sự thú vị từ công việc đó.

Đồng thời, hãy để trẻ tự đánh giá thành tích của mình. Những kinh nghiệm này sẽ cho trẻ biết bản thân mình có khả năng thành công hơn những lời cha mẹ nói.

Bước 3: Thiết lập kế hoạch giúp trẻ đạt được mục tiêu
Để đáp ứng được những mục tiêu của trẻ, cha mẹ cần phát triển một kế hoạch hành động với trẻ. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của trẻ là cải thiện khả năng đọc, trẻ nên cam kết với bản thân phải để dành thêm nhiều thời gian cho việc đọc sách, bắt đầu với việc tăng thêm mười lăm phút mỗi ngày và sau đó tăng thời gian từ từ. Các giáo viên, các thành viên trong gia đình (hoặc có thể gia sư của trẻ) nên chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ cho trẻ.

Đồng thời, cha mẹ nên tránh điều khiển mọi việc hoặc đặt các chỉ dẫn trên toàn bộ quá trình tiến tới mục tiêu của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ khả năng kiểm soát và chịu trách nhiệm nhiều nhất có thể. Điều này sẽ giúp trẻ xây dựng năng lực, sự tự tin, lòng tin tưởng và đây cũng là một cách bộc lộ sự tôn trọng của cha mẹ đối với trẻ.

 Bước 4: Giúp trẻ phát triển các mối quan tâm và năng khiếu của trẻ
Nếu trẻ cảm thấy buồn chán, trẻ sẽ có xu hướng trở nên lún sâu vào sự thờ ơ và tự thương hại bản thân. Ngược lại, những kinh nghiệm mới sẽ tăng thêm động lực cho trẻ, vì vậy cha mẹ nên giúp trẻ phát triển các mối quan tâm và năng khiếu của trẻ.

Cách xây dựng lòng tự tin ở trẻ 5 – 12 tuổi hình ảnh 3

Giúp trẻ phát triển các mối quan tâm và năng khiếu của trẻ

Bước 5: Đánh giá những cảm nhận của trẻ về bản thân
Trong những tuần sắp tới, thỉnh thoảng cha mẹ nên đánh giá cảm nhận của trẻ về bản thân. Nếu trẻ vẫn cảm thấy thiếu tự tin, cha mẹ có thể xem xét và áp dụng những cách thức phù hợp sau:

  • Cha mẹ hãy lặp lại một số biện pháp can thiệp đã được thực hiện trước đó, nếu trẻ bộc lộ cảm xúc thích hợp (tự tin hơn trước), thì có thể đơn giản chỉ là trẻ cần được thử lại các biện pháp ấy một lần nữa hoặc làm theo cách hơi khác.
  • Nếu trẻ không có tiến bộ, cha mẹ hãy xem xét chiến lược thay thế, và trong lúc này cha mẹ nên xác định niềm tin đối với sự thành công của trẻ. Cha mẹ nên xem xét điều chỉnh những mục tiêu và những kỳ vọng của mình nếu trẻ quá khó khăn để đạt được nó.

Bước 6: Khen thưởng khi trẻ đạt được mục tiêu cuối cùng
Khi trẻ đạt được mục tiêu cuối cùng, cha mẹ nên khen thưởng và nếu được cha mẹ hãy tặng trẻ một phần thưởng (có thể là tiền, một món quà hoặc quyền ưu tiên đặc biệt). Cha mẹ nên trấn an trẻ rằng cha mẹ luôn tin tưởng trẻ có thể đạt được những gì mà trẻ đã đặt ra để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch.

Nếu trẻ tiếp tục nỗ lực hoàn thành các mục tiêu, trẻ sẽ cảm thấy được khuyến khích và được thúc đẩy bởi những thành công của mình. Sự nhận thức về năng lực bản thân tăng lên sẽ giúp trẻ tự tin hơn.




<ol>
<li>Edward L. Schor,&nbsp;MD, FAAP,&nbsp; 2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, American Academy of Pediatrics, USA. [Ngày 3 tháng 2 năm 2015].</li>
<li>Supporting children’s confidence. Đọc thêm tại: &lt;https://www.kidsmatter.edu.au/mental-health-matters/social-and-emotional-learning/motivation-and-praise-supporting-confidence&gt;. [Ngày 3 tháng 2 năm 2015].</li>
</ol>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com