Sức khỏe

Cách xử lý khi trẻ bị điện giật

Tai nạn điện giật ở trẻ thường xảy ra đột ngột do vô tình chạm phải nguồn điện khiến dòng điện đi qua cơ thể. Tùy thuộc vào điện áp và thời gian tiếp xúc, cú sốc điện có thể gây choáng nhẹ hoặc cũng có thể chấn thương nghiêm trọng dẫn tới tử vong. Vậy cách xử lý khi trẻ bị điện giật thế nào? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

>> Lưu lại ngay các cơ sở cấp cứu ở Hà Nội này phòng trường hợp khẩn cấp nhé!

Trẻ bị điện giật do nguyên nhân nào?

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới biết đi, thường bị điện giật khi trẻ cắn vào dây điện hay chọc một vật bằng kim loại như dao, nĩa vào ổ điện không được bảo vệ hoặc các thiết bị điện khác. Những chấn thương này cũng có thể xảy ra khi đồ chơi điện tử, đồ gia dụng, hoặc các công cụ được sử dụng không đúng cách; hoặc khi dòng điện tiếp xúc với vùng nước mà có trẻ đang ngồi hoặc đứng.

cach-xu-ly-khi-tre-bi-dien-giat-hinh-anh1

Tính tò mò có thể là nguyên nhân chính khiến trẻ bị điện giật

Sét chiếm khoảng 20% trường hợp sốc điện. Cây Giáng sinh và đèn trang trí cũng là một mối nguy hiểm trong mùa Giáng sinh.

Tổn thương do điện gây ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như loại dòng điện xoay chiều (AC) hay dòng điện một chiều (DC), độ mạnh yếu của dòng điện (đo bằng điện áp nguồn và các dây liên quan) và con đường điện dẫn đi qua cơ thể.

Triệu chứng khi trẻ bị điện giật

Khi bị điện giật, trẻ có thể có rất ít tổn thương xuất hiện bên ngoài nhưng cũng có thể bị bỏng nặng. Bị bỏng nặng xảy ra tại điểm tiếp xúc của nguồn điện và mặt đất. Tay, gót chân và đầu là những điểm tiếp xúc thông thường nhất.

Ngoài bỏng ra, có thể có những tổn thương khác như teo hoàn toàn cơ bắp, đau tay hoặc chân hay bị dị dạng một phần cơ thể, hoặc có thể có những tổn thương đặc biệt bên trong như thở dốc, đau ngực, đau phần bụng.

Ở trẻ em, những ảnh hưởng đặc trưng do điện giật có thể từ việc trẻ cắn dây điện gây bỏng vùng môi.

Trẻ bị điện giật, bác sĩ sẽ chẩn đoán thế nào?

Việc bác sĩ cần quan tâm là xác định xem cú sốc điện có làm ảnh hưởng tới cơ, tim và não của trẻ hay không, đồng thời cũng kiểm tra xem có xương hoặc cơ quan nào khác trong cơ thể bị ảnh hưởng do bị nguồn điện đẩy văng xa hoặc bỏng.

Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp kiểm định khác nhau dựa vào các xét nghiệm vật lý và thời gian tiếp xúc với dòng điện, bao gồm có hoặc không các phương pháp sau đây:

  • Điện tâm đồ (ECG, EKG) để kiểm tra tim
  • Phương pháp CBC – đếm tế bào máu toàn bộ
  • Thử nước tiểu để kiểm tra các emzyme cơ (giúp kiểm tra các tổn thương cơ quan trọng)
  • Chụp X-quang để kiểm tra vết nứt và trật khớp, nguyên nhân gây ra bởi điện giật
  • Chụp CT.

Phương thức điều trị

span

Nếu trường hợp trẻ bị điện giật không có các triệu chứng, có thể không cần các biện pháp điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu bị sốc điện thế cao, sét đánh, sốc với các vết bỏng hay các cơn đau khác thì nên được đánh giá khẩn cấp bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, bác sĩ nên đánh giá độ bỏng vùng miệng của trẻ do dây điện gây ra.

Xử lý vết bỏng:

  • Bỏng nhẹ có thể xử lý bằng việc bôi thuốc kháng sinh và băng bó cục bộ.

cach-xu-ly-khi-tre-bi-dien-giat-hinh-anh2

Trường hợp trẻ bị bỏng nhẹ, mẹ có thể băng bó vết thương cho trẻ
  • Bỏng nặng hơn có thể phải phẫu thuật vết thương hoặc ghép da.
  • Những vùng bỏng nghiêm trọng trên tay, chân hay bàn tay có thể phải cần phẫu thuật để loại bỏ vùng cơ tổn thương, hay thậm chí phải cắt bỏ phần bị bỏng.

Những tổn thương khác cần điều trị:

  • Tổn thương mắt cần phải theo dõi và trị liệu bởi các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa về mắt.
  • Gãy xương thì phải sử dụng nẹp, đúc xương hoặc phẫu thuật để ổn định xương.
  • Các tổn thương bên trong cần phải có thời gian theo dõi hoặc phẫu thuật.

Phòng ngừa các tổn thương do điện giật

Cha mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ bị điện giật để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc. Nếu chẳng may trẻ tiếp xúc với điện, bạn cần nhanh chóng ngắt ngay nguồn điện. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể rút phích cắm hoặc tắt công tắc điện.

Nếu không, hãy cố gắng loại bỏ các dây điện đang hoạt động nhưng không được dùng tay trần (tay trần làm cho bạn tiếp xúc trực tiếp với dòng điện). Bạn có thể cắt dây với một chiếc kềm có cán gỗ hay tay cầm được cách điện tốt, hoặc dời các dây ra khỏi trẻ bằng cách sử dụng cây khô, tạp chí hoặc tờ báo cuộn lại, sợi dây thừng, một chiếc áo khoác, hay bất kì vật dày, khô, không dẫn điện. Đồng thời, kéo bé ra bằng những vật dụng cách điện kể trên.

Ngay sau khi dòng điện được tắt (hoặc trẻ đã được kéo ra khỏi dòng điện), cha mẹ hãy kiểm tra hơi thở, màu da, và khả năng phản ứng của trẻ. Nếu hơi thở hoặc nhịp tim của trẻ ngừng lại, hoặc có vẻ nhanh, bất thường, cha mẹ cần áp dụng ngay phương pháp hồi sức tim phổi (hay còn gọi là phương pháp CPR) để sơ cứu, và nhanh chóng gọi xe cứu thương. Đồng thời, tránh di chuyển trẻ nếu không cần thiết, vì một cú sốc điện nghiêm trọng có thể gây gãy xương.

cach-xu-ly-khi-tre-bi-dien-giat-hinh-anh3

Cha mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ bị điện giật để tránh những rủi ro đáng tiếc

Nếu trẻ có ý thức và có vẻ sốc không nghiêm trọng, cha mẹ hãy kiểm tra phần da bị bỏng, đặc biệt khi nếu điểm tiếp xúc là vùng miệng.

Điện giật ở trẻ em có thể gây tổn thương cơ quan nội tạng, khó có thể phát hiện nếu không kiểm tra sức khỏe. Do đó, tất cả trẻ em bị sốc điện mạnh cần đi khám bác sĩ.

Bác sĩ nhi khoa sẽ làm sạch và băng bó vết bỏng nhẹ từ điện. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu tổn thương cơ quan nội tạng. Nếu trẻ có những vết bỏng nặng hoặc bất kỳ dấu hiệu não hoặc tim tổn thương, trẻ sẽ cần phải nhập viện.

Các biên pháp ngăn ngừa trẻ bị điện giật

  • Sử dụng ổ điện có nắp đậy.
  • Đảm bảo tất cả các dây điện được cách điện đúng cách.
  • Để dây xa tầm tay của trẻ và có sự giám sát của người lớn khi trẻ đang ở trong một khu vực có nguy cơ bị điện giật.
  • Để ý các thiết bị điện xung quanh bồn tắm, bồn rửa, hoặc hồ bơi.



  1. Electric Shock, Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  2. Electric Shock. Đọc thêm tại: <http://www.emedicinehealth.com/electric_shock/article_em.htm#electric_shock_causes>. [Ngày 21 tháng 10 năm 2014]
  3. Electric Shock. Đọc thêm tại: <http://www.emedicinehealth.com/electric_shock/page2_em.htm#electric_shock_symptoms>. [Ngày 21 tháng 10 năm 2014]
  4. Electric Shock. Đọc thêm tại: <http://www.emedicinehealth.com/electric_shock/page5_em.htm#electric_shock_treatment>. [Ngày 21 tháng 10 năm 2014]
  5. Electric Shock. Đọc thêm tại: <http://www.emedicinehealth.com/electric_shock/page6_em.htm#electric_shock_self-care_at_home>. [Ngày 21 tháng 10 năm 2014]
  6. Electric Shock. Đọc thêm tại: <http://www.emedicinehealth.com/electric_shock/page7_em.htm#electric_shock_medical_treatment>. [Ngày 21 tháng 10 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com