Thời nay, trẻ vị thành niên có xu hướng hẹn hò sớm hơn chúng ta ngày xưa và khi con biết yêu sớm, con cũng có nguy cơ đối diện với những tổn thương khi tình cảm tan vỡ. Vậy cha mẹ làm gì khi con thất tình để giúp con vượt qua nỗi đau này?
Giúp con vượt qua lần đầu tan vỡ ở tuổi vị thành nien
Có lẽ không chỉ riêng trẻ, mà ai khi bị đổ vỡ trong tình yêu cũng đều cảm thấy đau khổ. Tuy nhiên, khi người lớn bị đổ vỡ trong tình yêu, họ sẽ biết cách đối diện và xử lý những cảm xúc đau buồn, nhưng đối với trẻ vị thành niên, có thể vì còn quá non nớt nên trẻ chưa biết làm thế nào để vượt qua. Do đó, trẻ có thể cảm thấy vô cùng đau khổ vì đây là lần đầu tiên đối mặt với điều này. Vì vậy, bạn cần để tâm đến con nhiều hơn, không nên xem nhẹ những cảm xúc và nỗi đau của con trong giai đoạn này.
Bác sĩ Eager nhận định “Sự tan vỡ trong tình yêu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi tự sát ở trẻ”. Mặc dù phần lớn trẻ vị thành niên có thể vượt qua được nỗi đau này và dần quay trở lại cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, bạn cũng có thể giúp trẻ nhanh chóng cân bằng cuộc sống bằng việc dành thời gian, sự kiên nhẫn hoặc dành những cái ôm cho con. Trong giai đoạn này, bạn cũng cần tinh tế khi trò chuyện cùng con. Ngoài ra, bạn cần biết lúc nào cần nói, lúc nào cần im lặng, vì việc lựa chọn thời điểm phù hợp để nói cũng không kém phần quan trọng như việc “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”.
Vậy cha mẹ làm gì khi con thất tình để giúp con vượt qua nỗi buồn khi mối tình đầu tan vỡ? Cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng những phương pháp sau:
* Thừa nhận nỗi đau của trẻ, đồng thời đảm bảo rằng con sẽ vui vẻ trở lại.
Bạn cần thông cảm và hiểu nỗi đau của con. Bằng cách chia sẻ, tâm sự với con vì tâm lý của trẻ thời kì này rất nhạy cảm, hãy nói những điều như “Cha/mẹ hiểu con rất buồn, và Cha/mẹ biết con cảm thấy như nỗi buồn này chẳng bao giờ biến mất. Nhưng Cha/mẹ tin chắc rằng nó sẽ biến mất sớm hơn con nghĩ.”
Cha mẹ làm gì khi con thất tình ở tuổi vị thành niên?
* Hãy để con được phép buồn
Khi tình yêu tan vỡ, trẻ chắc hẳn sẽ cảm thấy rất buồn, đây cũng là lẽ tự nhiên. Việc bạn nói với trẻ rằng “Con ơi, hãy vui lên, mẹ đâu thấy chuyện này đáng buồn đâu” (hoặc những câu tương tự như vậy), vô hình chung đã tước mất quyền tự quyết định cảm xúc của trẻ. Bạn hãy để trẻ được phép thể hiện nỗi đau của bản thân. Tuy nhiên, nếu cảm giác buồn bã của trẻ kéo dài nhiều tuần lễ thì bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.
* Động viên trẻ đi chơi cùng bạn bè
Bạn nên động viên trẻ đi ra ngoài dạo chơi cùng những người bạn, điều này có thể làm cho trẻ khuây khỏa hơn. Tuy nhiên, cũng không nên quá hối thúc con, khi nào sẵn sàng trẻ sẽ tham gia mà chẳng cần bất cứ tác động nào từ bạn.
* Chia sẻ câu chuyện từ thuở niên thiếu của chính bạn.
Bạn có thể chia sẻ cho con về những mối tình tan vỡ của bạn để giúp trẻ hiểu và dễ vượt qua cú sốc tình cảm đầu đời hơn.
Ví dụ như:
“Trong năm đầu đại học của cha, cha đã yêu điên cuồng một người con gái. Cha và cô ấy đã dành nhiều thời gian bên nhau. Cha không thể tưởng tượng rằng mình có thể yêu ai khác và Cha nghĩ cô ta cũng cảm nhận như cha vậy.
Và rồi một ngày buồn bã cũng đến, cô ấy và cha chia tay! Cha đã cảm thấy chán nản nhiều tuần. Cha đã từng theo dõi cô ấy quanh khu trường học và đứng ngoài khu nhà ở của cô ấy nhiều đêm liền chỉ để quan sát cô ấy. Bạn của cha đã không ở cạnh cha nữa và cha cũng không trách gì họ cả, họ phát ngán vì cha đã luôn buồn rầu và rên rỉ về cô người yêu cũ của mình suốt cả ngày.
Giờ thì cha cảm ơn vì cô ấy đã chia tay. Vì nếu không thì cha chẳng bao giờ có thể được gặp mẹ của con và có con như bây giờ”.
Xem thêm: Khi con biết yêu ở độ tuổi vị thành niên
When to let your teenager start dating. Donald E. Greydanus, MD., F.A.A.P., Editor-in-chief and philip Bashe, (eds) 2003, Caring for your teenager, Bantam books, USA