Phương pháp sinh mổ

Chăm sóc sau sinh mổ trong phòng hồi sức

Chăm sóc sau sinh mổ trong phòng hồi sức: Việc chăm sóc vết mổ sau sinh rất quan trọng với những phụ nữ mang thai lựa chọn hoặc được chỉ định phương pháp sinh mổ (đẻ mổ) trong khi chuyển dạ sinh con. Việc chăm sóc sau sinh mổ cần lưu ý những gì và quá trình phục hồi sau khi sinh diễn ra như thế nào, mẹ tham khảo bài viết nhé!

Những kiến thức về cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ không chỉ giúp mẹ và gia đình chăm sóc mẹ tốt hơn trong lần sinh này mà trong cả những lần sinh mổ sau nữa. Lý do vì mẹ đã sinh mổ một lần thường có khả năng cao là sẽ lựa chọn sinh mổ cho lần sinh tiếp theo.

Việc hồi phục của mẹ sau khi sinh mổ sẽ diễn ra như thế nào?

Sự hồi phục sau khi sinh mổ cũng giống như sự hồi phục sau bất kỳ ca mổ ở vùng bụng nào nhưng chỉ có một sự khác biệt thú vị: đó là thay vì bị mất đi túi mật hay khúc ruột thừa thì mẹ sẽ có thêm một em bé mới toanh.

Tất nhiên cũng có một sự khác biệt nữa mà người ta cho rằng ít thú vị hơn nhiều. Đó là ngoài việc hồi phục sau ca phẫu thuật, mẹ còn phải hồi phục sau khi sinh con. Ngoại trừ việc đáy chậu của mẹ không bị ảnh hưởng gì, mẹ sẽ phải trải qua những điều khó chịu sau sinh không khác gì những mẹ sinh thường trong một vài tuần tiếp theo như: cơn đau sau khi sinh, chảy máu tử cung sau sinh, khó chịu ở vùng đáy chậu (nếu cơn chuyển dạ của mẹ kéo dài trước khi mổ), vùng ngực bị căng sữa quá mức, cảm thấy mệt mỏi, sự thay đổi các hóc môn, đổ nhiều mồ hôi.

cham-soc-sau-sinh-mo-trong-phong-hoi-suc-hinh-anh1

Ngoài phục hồi sau ca phẫu thuật thì mẹ còn phải phục hồi sau khi sinh nữa

Mẹ có thể trải qua những gì trong phòng hồi sức

Chăm sóc sau sinh mổ cho mẹ tốt nhất là bắt đầu ngay từ trong phòng hồi sức. Trên phương diện phục hồi sau ca mổ, mẹ có thể trải qua những điều sau:

  • Mẹ có thể cảm thấy đau xung quanh vết mổ từ trong phòng hậu phẫu: Khi thuốc gây mê hay thuốc gây tê hết tác dụng thì vết mổ của mẹ cũng giống như bất kỳ vết thương nào khác sẽ bắt đầu đau – mức độ đau sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm ngưỡng chịu đau của mẹ và mẹ đã sinh mổ bao nhiêu lần rồi. Thường thì lần sinh mổ đầu tiên luôn là lần khó chịu nhất so với lần sinh mổ thứ 2, sinh mổ thứ 3…

Mẹ có thể sẽ được phát thuốc giảm đau nếu cần, và thường nó sẽ khiến mẹ cảm thấy chóng mặt hoặc buồn ngủ. Do vậy dùng thuốc giảm đau có thể giúp mẹ có được những giấc ngủ cần thiết sau khi sinh.

Mẹ không cần phải lo lắng nếu cho con bú bằng sữa mẹ đâu. Lý do là thuốc giảm đau sẽ không đi vào sữa non của mẹ. Cho tới khi sữa bắt đầu về và có thể tiết ra ngoài được, thì cũng là lúc mẹ sẽ không cần dùng thuốc giảm đau liều mạnh nữa rồi.

Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài trong vài tuần, điều này đôi khi vẫn xảy ra ở một số phụ nữ sau sinh, thì mẹ có thể dùng các loại thuốc giảm đau không cần kê toa mà vẫn đảm bảo an toàn.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc cũng như liều lượng khi sử dụng. Để thúc đẩy quá trình hồi phục, mẹ nên tránh khuân hoặc xách những vật nặng trong một vài tuần đầu tiên sau khi sinh mổ.

  • Sau sinh mổ, một số mẹ cảm thấy buồn nôn, có thể kèm ói mửa hoặc không ói: Hiện tượng này không phải lúc nào cũng là tác dụng phụ sau phẫu thuật, nhưng nếu nó là tác dụng phụ của phẫu thuật thì gia đình nhớ báo bác sĩ để kê thuốc chống ói cho mẹ kịp thời.

cham-soc-sau-sinh-mo-trong-phong-hoi-suc-hinh-anh2

Sau sinh mổ, một số mẹ có thể cảm thấy khó chịu, buồn nôn
  • Mẹ thấy kiệt sức sau ca mổ: Mẹ có thể cảm thấy mình yếu đi sau ca phẫu thuật, nguyên nhân một phần là do sự mất máu trong quá trình mổ, và một phần do tác dụng của thuốc gây tê hay thuốc gây mê. Nếu mẹ phải trải qua cơn chuyển dạ kéo dài trong vài giờ trước khi mổ lấy thai nhi thì mẹ thậm chí còn cảm thấy kiệt sức hơn nữa.

Mẹ cũng có thể bị ảnh hưởng một chút về cảm xúc, đặc biệt trong trường hợp việc sinh mổ không được hoạch định trước mà do bác sĩ chỉ định vào những giây phút cuối cùng. Mẹ và gia đình đừng lo lắng quá, dù sao thì mẹ cũng vừa có được một em bé – và vừa trải qua một ca phẫu thuật nên ảnh hưởng về cảm xúc hay kiệt sức cũng là bình thường. Để cho mẹ dễ chịu, gia đình nhớ hạn chế việc khách khứa bạn bè đến thăm sớm. Điện thoại của mẹ cũng nên được đưa ra ngoài phòng hồi sức để mẹ có thể nghỉ ngơi hoàn toàn.

  • Tình hình sức khoẻ của mẹ được kiểm tra thường xuyên: Do mẹ vừa trải qua một cuộc đại phẫu, các y tá sẽ định kỳ kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của mẹ (nhiệt độ, huyết áp, mạch, hô hấp), nước tiểu và sự chảy máu âm đạo, việc băng bó bên ngoài vết mổ, độ săn và vị trí của tử cung (vì tử cung của mẹ sẽ co lại và trở lại vị trí cũ trong khung xương chậu). Các y tá cũng sẽ kiểm tra ống truyền tĩnh mạch và ống thông tiểu cho mẹ xem có bình thường không nữa.

Nếu khi đang ở trong phòng hồi sức và có gì bất thường xảy ra cho mẹ, gia đình nhớ thông báo ngay cho bác sĩ chính của ca trực để xử lý kịp thời. Đây cũng là một trong những lưu ý quan trọng về việc chăm sóc sau sinh mổ cho mẹ đấy.




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 432 – 434.
  2. Recovering from a c-section. Đọc thêm tại: <http://www.babycenter.com/0_recovering-from-a-c-section_221.bc?page=1>. [Ngày 31 tháng 10 năm 2015].
  3. Recovering from a C-Section. Đọc thêm tại: <http://www.lucieslist.com/postpartum/recovering-from-a-c-section/>. [Ngày 31 tháng 10 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com