Sức khỏe

Chảy máu cam ở trẻ em, bố mẹ nên làm gì?

Chảy máu cam ở trẻ em là hiện tượng thường gặp nhưng có rất nhiều quan niệm hoặc phương pháp trị chảy máu cam dân gian sai lầm mà trước giờ bố mẹ vẫn áp dụng. Vậy bố mẹ cần làm gì nếu bé bị chảy máu cam? Cùng mekhonghoanhao đi tìm câu trả lời với bài viết này nhé!

Hầu hết các bé đều ít nhất 1 lần bị chảy máu cam, vậy nên bố mẹ cần biết cách khắc phục nếu bé nhà mình mắc phải tình trạng này. Dưới đây là một số điều nên và không nên làm, bố mẹ cần lưu ý.

Chảy máu cam ở trẻ em và những điều bố mẹ nên làm

1.  Giữ bình tĩnh. Chảy máu cam ở trẻ em có thể rất đáng sợ nhưng không nguy hiểm như mẹ tưởng đâu.
2.  Giữ trẻ ngồi hoặc đứng yên. Hơi nghiêng đầu trẻ về phía trước. Nhẹ nhàng thổi vào mũi trẻ nếu trẻ đủ lớn.
3.  Bóp nhẹ phần đỉnh mũi (phần mềm) bằng ngón cái và ngón trỏ, sau đó giữ yên trong 10 phút. Nếu trẻ đủ lớn hãy để trẻ tự làm. Lưu ý: Đừng buông mũi ra trong khoảng thời gian này để kiểm tra xem còn chảy máu hay không. Sau 10 phút, hãy buông dần ra và đợi trẻ ổn định. Nếu mũi vẫn không ngừng chảy máu, mẹ hãy lặp lại bước trên. Sau hơn 10 phút nữa mà máu vẫn không ngừng chảy, mẹ hãy gọi cho bác sĩ hoặc đi đến phòng cấp cứu gần nhất.

Chảy máu cam ở trẻ em và những điều bố mẹ nên tránh

1.  Hoảng loạn. Sự hoảng loạn của mẹ có thể làm trẻ sợ.
2.  Cho trẻ nằm xuống hoặc ngửa đầu ra sau.
3.  Nhét khăn giấy, gạc hoặc bất cứ vật liệu gì khác vào mũi để ngăn máu chảy.

Chay mau cam o tre em bo me nen lam gi hinh anh

Bố mẹ tuyệt đối không dùng khăn giấy, gạc hay bất cứ vật liệu khác nhét vào mũi bé

Nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ khi cần thiết

Hãy gọi cho bác sĩ nếu:

  • Tình trạng chảy máu cam ở trẻ em kéo dài lâu và mẹ nghĩ bé đã mất quá nhiều máu. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ, khi máu chảy từ mũi thì trông có vẻ rất nhiều nhưng thật ra lượng máu mất không gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Máu chỉ chảy ra từ miệng trẻ, bé ho hay ói ra máu hoặc những thứ màu nâu trông như bã cà phê.
  • Tình trạng chảy máu cam ở trẻ em khiến trẻ trở nên tái nhợt, đổ mồ hôi bất thường hoặc không có phản ứng khi được gọi. Hãy gọi bác sĩ trong trường hợp này và mang bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
  • Bé chảy rất nhiều máu và nghẹt mũi kinh niên. Điều này có nghĩa là bé có những mạch máu nhỏ và rất dễ vỡ ở mũi hoặc trên lớp thịt bề mặt bên trong mũi, hoặc cũng có thể là do sự tăng trưởng của thứ gì đó trong đường mũi.

Xem thêm:
Chảy máu cam ở  trẻ em – Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện
Chảy máu cam ở trẻ em nguyên nhân do đâu?




  1. Malabsorption, Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  2. Nosebleeds. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003106.htm>. [Ngày 25 tháng 10 năm 2014]
  3. Care and Prevention of Nosebleeds. Đọc thêm tại: <http://www.coastalearnoseandthroat.com/ckfiles/files/pediatrics/nosebleeds%20care%20and%20prevention.pdf>. [Ngày 29 tháng 10 năm 2014]
  4. Nosebleeds (HSV-1). Đọc thêm tại: <http://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Nosebleeds/>. [Ngày 27 tháng 10 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com